telegram
whatsapp
call
zalo
chat

Bảo lãnh là gì?

Hiện nay để đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên và đảm bảo tính pháp lý thì pháp luật nước ta đã quy định chi tiết về các trường hợp mang tính đảm bảo. Và bảo lãnh được xem là hình thức đảm bảo cho các bên và được sử dụng phổ biến hiện nay đặc biệt trong một số lĩnh vực như ngân hàng, mua bán, cho thuê…Tuy nhiên khái niệm bảo lãnh là gì vẫn còn xa lạ với rất nhiều người. Để độc giả có thể hiểu hơn về khái niệm này, bài viết dưới đây Luật sư Thủ Đức sẽ làm rõ về vấn đề này.

1. Bảo lãnh là gì?

Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”.

3. Phạm vi bảo lãnh

Để đảm bảo mọi hành vi được thực hiện theo đúng pháp luật và tránh phát sinh thêm các vấn đề liên quan. Bộ luật dân sự 2015 cũng đã quy định giới hạn phạm vi bảo lãnh. Cụ thể như sau:

– Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh;

– Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả. Trừ trường hợp có thảo thuận khác.

– Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

– Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.

3. Chủ thể bảo lãnh

3.1. Bên bảo lãnh

Bên bảo lãnh có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Nếu là cá nhân, bên bảo lãnh có thể bao gồm nhiều cá nhân. Khi nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thì phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh. Trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập.

Bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người bảo lãnh liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Trừ trường hợp các bên thỏa thuận mỗi người bảo lãnh chỉ phải thực hiện một phần nghĩa vụ..

3.2. Bên nhận bảo lãnh

Bên nhận bảo lãnh có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Nếu là cá nhân, bên nhận bảo lãnh có thể bao gồm nhiều cá nhân.

Bên nhận bảo lãnh chính là bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ với bên được bão lãnh. Nếu bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh. Trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Khi một trong số những người nhận bảo lãnh liên đới miễn cho bên bảo lãnh không phải thực hiện phần nghĩa vụ đối với mình thì bên bảo lãnh vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những người nhận bảo lãnh liên đới còn lại.

3.3. Bên được bảo lãnh

Bên được bảo lãnh có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Nếu là cá nhân, bên được bảo lãnh có thể bao gồm nhiều cá nhân. Bên được bảo lãnh là bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ với bên được bão lãnh. Bên được bảo lãnh có nghĩa vụ hoàn trả đối với bên bảo lãnh.

4. Mức thù lao

Trong mọi hoạt động bảo lãnh đa phần để được đảm bảo tính chặt chẽ cũng như nghĩa vụ thực hiện, các bên sẽ quy định mức thù lao trong hợp đồng bảo lãnh với nhau. Đây được xem như một nghĩa vụ mà các bên bắt buộc phải tuân thủ.

Theo đó, bên bảo lãnh được hưởng thù lao nếu bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh có thỏa thuận.

Để được tư vấn cụ thể bởi đội ngũ Luật sư giỏi, hãy liên hệ chúng tôi ngay.

Categories: Tư Vấn Pháp Luật

Tags: ,

Leave A Reply

Your email address will not be published.