telegram
whatsapp
chat
zalo
call

Bị lừa đảo mua hàng qua mạng facebook thì em phải làm như thế nào?

Tư vấn LuậtLuật sư Thủ Đức: Bị lừa đảo mua hàng qua mạng facebook thì em phải làm như thế nào?

Bị lừa đảo mua hàng qua mạng facebook thì em phải làm như thế nào?

Việc mua bán qua mạng internet, thường người bán hay đăng những hình ảnh sản phẩm mang tính tượng trưng và không phản ánh chính xác sản phẩm được giao bán. Đặc biệt, người bán hàng thông qua mạng xã hội có thể tạo nhiều các tài khoản ảo để thực hiện việc giao dịch với người mua, mà các mặt hàng này thường không có cơ quan nào kiểm tra, kiểm soát chất lượng; nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Do đó, nếu không có thông tin chính xác về người bán thì người mua sẽ dễ bị các đối tượng xấu “lừa đảo”. Kể cả khi phát hiện sự gian dối của họ thì cũng sẽ khó có thể truy lùng, nhận dạng đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo. Trước khi mua hàng thì người mua cần tìm hiểu kỹ về mặt hàng sản phẩm trước khi mua như nguồn gốc xuất xứ, tính năng và những phản hồi đánh giá về sản phẩm của các khách hàng đã mua trước đó. Bên cạnh đó cũng cần chú ý thận trọng trước những trang web ảo, cửa hàng ảo không được cấp phép nhưng lại có những yêu cầu quá chi tiết về các thông tin cá nhân của người mua. Đó có thể là dấu hiệu của một hành vi lừa đảo hoặc một hình thức đánh cắp thông tin khi người mua lơ là, mất cảnh giác.

Đối với trường hợp cụ thể của bạn như trên. Qua những thông tin mà bạn cung cấp thì, hành vi của người bán trong trường hợp này có thể cấu thành tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Khoản 1 Điều 174 Bộ Luật hình sự 2015 ( Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.”

>> Bạn cần phải làm gì ?

Theo điều 144 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015. Thì bạn có thể tố giác tội phạm với: Cơ quan điều tra, Viện kiểm hoặc các cơ quan, tổ chức khác. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác.Ở đây, bạn đã tố giác lên Công an phường. Khoản 3 Điều 146 Bộ luật TTHS quy định như sau:

Điều 144. Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

“3. Công an phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.”

>> Thời gian giải quyết sẽ như thế nào?

Điều 147. Thời hạn, thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:

a) Quyết định khởi tố vụ án hình sự;

b) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

c) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 147 Bộ luật TTHS, thì trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Công an phường có trách nhiệm phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.

Như vậy, bạn nên trực tiếp đến Công an phường để hỏi xem việc tố giác của mình đã được gửi đến cơ quan điều tra chưa và nếu chưa gửi thì lý do là gì? Để có hướng xử lý tiếp theo.

Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với các bạn.

Vilakey Thủ Đức./

Categories: Tư Vấn Pháp Luật

Tags: ,,

Leave A Reply

Your email address will not be published.