Quan hệ lao động ngày càng trở nên quen thuộc và phổ biến trong xã hội hiện nay. Người lao động và người sử dụng lao động phải thực hiện theo quy định, không vi phạm điểu cấm. Vậy những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động là gì? Hãy cùng Luật sư Thủ Đức tìm hiểu nhé.
1. Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động
1.1. Hành vi phân biệt đối xử trong lao động
Hành vi này được thực hiện bởi người sử dụng lao động đối với người lao động hoặc người lao động với người lao động. Phân biệt đối xử có thể xuất phát từ phân biệt giới tính, phân biệt vùng miền,… Phân biệt đối xử được thể hiện qua lời nói hoặc hành động, đôi khi biểu hiện không rõ ràng. Tuy nhiên, hành vi này gây mất hài hòa, ổn định trong môi trường làm việc. Khiến người lao động có thể gặp khó khăn trong quá trình thực hiện công việc của mình và cảm thấy không được tôn trọng.
1.2. Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động
Ngược đãi bao gồm ngược đãi thể chất, ngược đãi tình dục, ngược đãi tâm lý, ngược đãi tài chính. Các trường hợp ngược đãi đều ảnh hưởng đến tinh thần người lao động một cách nặng nề và khó phục hồi. Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, các thủ đoạn khác để ép người lao động làm việc trái ý muốn. Người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động phải chịu trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính đối với hành vi của mình.
1.3. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.
1.4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật
Hoạt động này mang tính chất đặc biệt vì là hoạt động đào tạo, và có lợi cho người học nghề, tập nghề nhưng đồng thời người sử dụng lao động cũng có thể lợi dụng học nghề, tập nghề để ép buộc, dụ dỗ, lừa người học nghề, tập nghề tham gia làm những việc bất hợp pháp bởi những người học nghề, tập nghề đều là những người ít kinh nghiệm trong công việc.
1.5. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
Có rất nhiều công việc đòi hỏi phải có kỹ năng nghề nghiệp, được chứng thực bằng các chứng chỉ chuyên môn. Các công việc đó là các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Hoặc công việc được thực hiện ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng hoặc sức khỏe của người khác. Vì vậy nếu người lao động chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với những nghề. Công việc đó thì có thể gây nguy hại cho bản thân người lao động và người khác trong quá trình người lao động thực hiện công việc.
1.6. Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật
Hành vi mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động, lừa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật đều là các hành vi khách quan có khả năng cấu thành tội phạm. Những hành vi như lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối và dùng thủ đoạn khác để lừa gạt đều là các hành vi trái với nguyên tắc tự nguyện, trung thực khi giao kết hợp đồng, làm ảnh hưởng nặng nề đến quyền của người lao động. Vì vậy, các hành vi này bị cấm.
1.7. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật
Người sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật có thể là sử dụng lao động chưa thành niên vào những công việc không được phép sử dụng lao động chưa thành niên, bắt lao động chưa thành niên làm việc quá số thời gian pháp luật cho phép, giao kết hợp đồng lao động với người lao động chưa thành niên khi chưa có sự đồng ý của người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên,… Người lao động chưa thành niên có thể chưa nhận thức được bản thân bị lợi dụng, do vậy các hành vi này càng trở nên nguy hiểm hơn.
2. Xử lý vi phạm các hành vi vi phạm
– Đối với hành vi phân biệt đối xử:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phân biệt đối xử về giới tính, độ tuổi, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật.
– Hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục nơi làm việc hoặc cưỡng bức lao động:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
Xử lý hình sự về tội làm nhục người khác.
Người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu bị ngược đãi, quấy rối tình dục hoặc cưỡng bức lao động.
– Sử dụng lao động chưa thành niên:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
Sử dụng người dưới 15 tuổi mà không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật;
Sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc quy định tại Khoản 2 Điều 163 của Bộ luật lao động;
Sử dụng người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ một số nghề, công việc được pháp luật cho phép.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
Sử dụng lao động là người chưa thành niên làm công việc, tại nơi làm việc bị cấm sử dụng.
Sử dụng người dưới 15 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép.
– Hành vi bóc lột sức lao động hoặc sử dụng lao động trái pháp luật:
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật;
Tuyển người dưới 14 tuổi vào học nghề, tập nghề.
Để được tư vấn luật cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay nhé.