telegram
whatsapp
chat
zalo
call

Các trường hợp được đòi lại tiền đặt cọc khi mua đất

Đặt cọc là một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ giao kết hoặc thực hiện hợp đồng khá phổ biến khi chúng ta mua bán nhà đất. Có trường hợp nào bên mua được đòi lại tiền đặt cọc khi mua đất? Bài tư vấn sau sẽ giúp Quý bạn đọc hiểu rõ hơn quy định của pháp luật về đặt cọc trong giao dịch nhà đất.

Tiền đặt cọc là gì?

hop dong dat coc 1 - Các trường hợp được đòi lại tiền đặt cọc khi mua đất
Các trường hợp được đòi lại tiền đặt cọc khi mua đất

Theo Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 quy định về đặt cọc:

Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền;

Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;

Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Các trường hợp được đòi lại tiền đặt cọc khi mua nhà đất

Theo Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP đã hướng dẫn về trường hợp có “tranh chấp về tiền đặt cọc mua bán đất” mà các bên không có thỏa thuận khác thì được xử lý như sau:

Trong trường hợp đặt cọc chỉ để đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng hoặc chỉ để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng hoặc vừa để đảm bảo việc giao kết hợp đồng vừa để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng thì bên nào có lỗi làm cho hợp đồng không được giao kết hoặc không được thực hiện hoặc bị vô hiệu, thì sẽ bị phạt cọc theo quy định của bộ luật dân sự

Trong trường hợp đặt cọc chỉ để đảm bảo cho việc gia kết hợp đồng, nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng mới có sự vi phạm làm cho hợp đồng không được thực hiện hoặc mới phát hiện hợp đồng bị vô hiệu thì không phạt cọc. Hợp đồng vô hiệu là các bên trả lại cho nhau những gì đã nhận

Trong trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định điều kiện nếu đặt cọc bị vô hiệu thì hợp đồng cũng vô hiệu, thì trường hợp này hợp đồng đương nhiên vô hiệu khi hợp đồng đó vô hiệu

Trong trường hợp thứ nhất và thứ ba nêu trên, nếu các bên cùng có lỗi hoặc trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan thì không phạt cọc

Như vậy sẽ có 3 trường hợp được đòi tiền đặt cọc mua đất:

  • Hủy bỏ hợp đồng đặt cọc;
  • Hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu;
  • Do các bên tự thỏa thuận.

Hi vọng bài viết trên đã phần nào giải đáp thắc mắc cho độc giả quan tâm. Mọi thắc mắc chi tiết xin vui lòng liên hệ Luật sư Thủ Đức để được giải đáp nhanh nhất.

Trân trọng!

Categories: Tư Vấn Pháp Luật

Tags: ,,

Leave A Reply

Your email address will not be published.