Hiện nay theo quy định của pháp luật thì để đám bảo cho quá trình giao dịch, mua bán hay bất kỳ hoạt động gì liên quan đến tài sản, dịch vụ…các bên đều có thể tiến hành giao kết hợp đồng. Vậy chủ thể của hợp đồng là gì? Đây là vấn đề mà nhiều người băn khoăn hiện nay. Để làm rõ vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư Thủ Đức.
1. Chủ thể của hợp đồng là gì
Căn cứ theo Bộ luật dân sự quy định về hợp đồng như sau:
“Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”
Theo đó, chủ thể của hợp đồng là những đối tượng tham gia trực tiếp vào hợp đồng, trong đó quy định rõ các quyền và nghĩa vụ của các bên. Trường hợp quy phạm sẽ phải chịu trách nhiệm như đã thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Điều kiện về chủ thể của hợp đồng:
2.1 Nếu chủ thể hợp đồng là cá nhân:
– Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự bao gồm:
Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản;
Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản;
Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.
– Năng lực hành vi dân sự của cá nhân: là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Thông thường, người từ đủ 18 tuổi là người có năng lực hành vi dân sụ đầy đủ, trừ một số trường hợp: Người mất năng lực hành vi dân sự; Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi.
Như vậy, đối với các hợp đồng thông thường thì người từ đủ 18 tuổi trở lên có thể tham gia giao kết hợp đồng.
Tuy nhiên tùy từng loại hợp đồng mà cho phép người dưới 18 tuổi có thể tự mình tham gia giao kết; một số loại hợp đồng thì người trên 18 tuổi những cũng không đủ điều kiện tham gia giao kết. Người dưới 18 tuổi tham gia giao kết hợp đồng thường phải có người đại diện hợp pháp hoặc người giám hộ đồng ý hoặc thực hiện trên sự đồng ý của người dưới 18 tuổi.
2.2 Nếu là tổ chức (pháp nhân):
– Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự.
– Một tổ chức được coi là pháp nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Khi tổ chức tham gia giao kết hợp đồng phải thông qua người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó. Do đó, pháp nhân vừa phải đáp ứng điều kiện đối với cá nhân và lại phải là người đại diện hợp pháp của tổ chức (hoặc người đại diện theo ủy quyền).
Tuy nhiên, đối với từng loại hợp đồng có các điều kiện khác đối với chủ thể tham gia giao kết thì các chủ thể cũng phải đáp ứng các điều kiện đó như điều kiện về chuyên môn, khả năng lao động,…
3. Đề nghị giao kết hợp đồng
– Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị).
– Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ Luật sư giỏi tư vấn.