Lập di chúc là một thủ tục phổ biến trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, có thể nhiều người không biết di chúc là gì? Khi lập di chúc cần phải biết pháp luật quy định thế nào? Để giải đáp những thắc mắc mà Quý bạn đọc đưa ra, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư Thủ Đức để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1. Di chúc là gì?
Căn cứ Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết“.
Theo quy định này, di chúc phải có các yếu tố sau:
- Đó là sự thể hiện ý chí của cá nhân mà không phải là của bất cứ chủ thể nào khác;
- Mục đích là chuyển tài sản là di sản của mình cho người khác;
- Chỉ có hiệu lực sau khi người đó chết.
2. Di chúc có hiệu lực khi nào?
Theo quy định tại khoản 5 – Điều 643 – Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
Trong trường hợp một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.
Cùng với đó, người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập bất cứ lúc nào. Đặc biệt, trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.
Bên cạnh đó, nếu trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.
Thời hiệu yêu cầu chia di sản được quy định cụ thể tại Điều 623 – Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
+ Thời hiện yêu cầu chia di sản là bất động sản: 30 năm. Động sản: 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này, di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
+ Thời hiệu để yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình, bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm kẻ từ thời diểm mở thừa kế.
+ Thời hiệu yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết để lại là 03 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
Như vậy, di chúc có hiệu lực từ thời điểm người để lại di chúc chết và có hiệu lực đến hết thời hiệu chia thừa kế (30 năm với bất động sản. 10 năm với động sản). Đặc biệt, nếu trong thời hiệu này, dù di sản đã được chia thì vẫn có thể yêu cầu chia lại theo di chúc.
3. Các loại di chúc
Dựa theo căn cứ hình thức có hai loại di chúc là: di chúc bằng căn bản, di chúc miệng.
3.1. Di chúc bằng văn bản:
Điều 628. Di chúc bằng văn bản
Di chúc bằng văn bản bao gồm:
- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;
- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
- Di chúc bằng văn bản có công chứng;
- Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
3.2. Di chúc miệng
Điều 629. Di chúc miệng
1.Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
2.Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
Để được tư vấn cụ thể hơn bởi đội ngũ Luật sư giỏi, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.