Nhắc đến doanh nghiệp thì không còn xa lạ hiện nay nữa. Nhưng những quy định hiện nay về doanh nghiệp thì không phải ai cũng biết. Vậy điều kiện thành lập doanh nghiệp là gì? Hãy cùng Luật sư Thủ Đức tìm hiểu nhé.
1. Khái niệm doanh nghiệp
Theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
2. Điều kiện thành lập doanh nghiệp
2.1. Điều kiện về chủ sở hữu.
Tổ chức cá nhân tham gia doanh nghệp phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị nhà nước cấm thành lập hoặc tham gia doanh nghiệp
Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;
g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản
2.2. Điều kiện về vốn.
Vốn đầu tư thành lập doanh nghiệp phải phù hợp với lĩnh vực, ngành nghề và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề cần vốn pháp định thì vốn đầu tư ban đầu không thấp hơn mức vốn pháp định này.
2.3. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh.
Ngành nghề mà doanh nghiệp đăng ký kinh doanh không bị pháp luật cấm kinh doanh.
Pháp luật Việt Nam cấm kinh doanh các ngành nghề sau:
– Kinh doanh vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng và phương tiện kỹ thuật quân sự chuyên dùng của các lực lượng vũ trang;
– Kinh doanh chất nổ, chất độc, chất phóng xạ;
– Kinh doanh chất ma tuý;
– Kinh doanh mại dâm, dịch vụ tổ chức mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em;
– Kinh doanh dịch vụ tổ chức đánh bạc, gá bạc;
– Kinh doanh các hoá chất có tính độc hại mạnh;
– Kinh doanh các hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hoá, bảo tàng;
– Kinh doanh các sản phẩm văn hoá phản động, đồi trụy, mê tín, dị đoan hoặc có hại đến giáo dục nhân cách;
– Kinh doanh các loại pháo;
– Kinh doanh thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định và các loại động vật, thực vật quý hiếm khác cần được bảo vệ;
Trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh những ngành nghề theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề thì người quản lý, điều hành doanh nghiệp đối với (Công ty TNHH) phải có chứng chỉ hành nghề.
Pháp luật Việt Nam quy định các ngành nghề sau phải có chứng chỉ hành nghề:
– Kinh doanh dịch vụ pháp lý;
– Kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm;
– Kinh doanh dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thu ý;
– Kinh doanh dịch vụ thiết kế công trình;
– Kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
– Kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán.
2.3. Điều kiện về tên công ty
Việc đặt tên cho doanh nghiệp cũng cần đáp ứng một số điều kiện nhất định.
Cụ thể, tên của doanh nghiệp được quy định tại Điều 37 Luật Doanh nghiệp như sau:
Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
Loại hình doanh nghiệp:
Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạ. Được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần. Được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh. Được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;
Tên riêng:
- Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
- Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp:
- Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 Luật Doanh nghiệp.
- Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
- Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc. Trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa về phá sản.
2.4. Điều kiện về địa điểm kinh doanh
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam. Có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Để đươc tư vấn luật cụ thể hơn, đừng ngại ngần mà hãy liên hệ với chúng tôi ngay