Di chúc là văn bản được thực hiện khi một người muốn để lại tài sản của mình sau khi chết cho người khác. Vậy hiệu lực của di chúc được quy định thế nào? Hãy cùng Luật sư Thủ Đức tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây
1. Di chúc là gì?
– Di chúc được hiểu là văn bản hoặc lời nói thể hiện ý chí, nguyện vọng của một người trong việc định đoạt tài sản, chuyển dịch quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người khác sau khi chết.
2. Điều kiện về hiệu lực của di chúc
Chỉ khi người để lại di chúc chết và di chúc hợp pháp thì di chúc mới có hiệu lực.
2.1. Điều kiện về người lập di chúc:
Người thành niên được quyền lập di chúc khi minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa;
Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi lập di chúc nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc và phải lập bằng văn bản.
Người bị hạn chế về thể chất hoặc không biết chữ thì phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
2.2. Điều kiện về di sản:
Di sản trong di chúc phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Nếu di sản chỉ còn một phần thì di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
– Điều kiện về người hưởng di sản theo di chúc:
Tổ chức, cơ quan được chỉ định là người thừa kế phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Ngược lại, người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc thì di chúc không còn hiệu lực toàn bộ hoặc một phần.
2.3. Điều kiện về nội dung của di chúc:
Nội dung di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội và gồm: Ngày, tháng, năm lập di chúc; họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; họ và tên người, tổ chức được hưởng di sản; di sản để lại và nơi có di sản…
2.4. Điều kiện về hình thức của di chúc:
Không trái quy định của pháp luật. Theo đó, di chúc phải được lập bằng văn bản. Nếu không thể lập di chúc bằng văn bản thì mới lập di chúc miệng:
Di chúc bằng văn bản: Có thể công chứng, chứng thực nhưng phải đáp ứng các điều kiện nêu trên. Đồng thời, nếu không có người làm chứng thì người lập di chúc bắt buộc phải tự viết và ký vào bản di chúc.
Di chúc miệng: Chỉ hợp pháp khi người lập di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 02 người làm chứng và ngay sau khi thể hiện xong ý chí của người này, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ và được xác nhận chữ ký trong thời hạn 05 ngày làm việc.
Không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu có nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc;
Nếu di chúc bị tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa đó.
Để được tư vấn luật cụ thể hơn, vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay. Chúng tôi với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ bạn hết mình.