telegram
whatsapp
chat
zalo
call

Hôn nhân đồng tính theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay

Hôn nhân đồng tính là gì? Hôn nhân đồng tính theo quy đinh của pháp luật Việt Nam hiênn nay như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư Thủ Đức để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

  1. Hôn nhân đồng tính là gì?

Để hiểu về hôn nhân đồng tính, trước hết phải có cái nhìn đúng đắn về người đồng tính. Đồng tính không phải là một loại bệnh như định kiến của nhiều người. Đây là xu hướng tình dục, xu hướng tình yêu, bị chi phối bởi tâm lý và cấu tạo sinh lý của cơ thể con người mà họ không thể lựa chọn khác được. Những người đồng tính cũng như những người bình thường khác về mặt thể chất, tinh thần, chỉ khác về xu hướng tình dục.

Hôn nhân đồng tính là hôn nhân giữa những người có cùng giới tính về sinh học. Đó có thể là cuộc sống chung giữa hai người là đồng tính nam hoặc đồng tính nữ với nhau. Hôn nhân giữa những người này xuất phát từ tình yêu đồng tính. Họ tìm thấy ở những người cùng giới tính như mình sự yêu thương, sự đồng cảm, ấm áp và mong muốn cùng nhau về chung một nhà.

  1. Pháp luật Việt Nam về hôn nhân đồng tính

Cùng với sự tiến bộ trong nhận thức của toàn xã hội về vấn đề kết hôn đồng tính. Nước ta đã có cái nhìn cởi mở hơn về những người đồng tính cũng như hôn nhân giữa họ. Điều này đã được thể hiện trong luật HNGĐ 2014 hiện hành. Theo đó, hiện nay pháp luật không quy định đây là trường hợp bị cấm kết hôn. Tại khoản 2 điều 8 Luật HNGĐ 2014: Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người đồng tính.

Người Việt Nam vẫn hiểu rằng kết hôn là sự kết hợp giữa nam nữ để duy trì nòi giống. Còn gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau.

Luật HNGĐ 2014 thì đã bỏ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính. Nhưng vẫn chưa thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới. Người đồng tính vẫn có thể kết hôn, nhưng không được pháp luật bảo vệ khi tranh chấp xảy ra. Việc thay đổi này có thể nói là một tin vui đối với những người đồng tính ở Việt Nam. Bởi vì, họ đã được kết hôn, chung sống dưới cùng một mái nhà bên người mình yêu thương.

Đây là một bước thay đổi lớn trong tư duy của những người làm công tác lập pháp. Qua quy định này cho thấy pháp luật đã thay đổi cách nhìn với hôn nhân đồng tính. Pháp luật không nghiêm cấm cứng nhắc như trước đây mà chỉ không thừa nhận. Do đó, các cặp đôi đồng tính vẫn có thể tổ chức đám cưới trên thực tế, vẫn được chung sống với nhau nếu có nhu cầu. Nhưng về mặt pháp lý thì sẽ không được pháp luật thừa nhận là vợ chồng. Nghị định 110/2013/NĐ-CP cũng không quy định về việc xử đối với hành vi kết hôn đồng tính.

Có thể thấy, dù hiện nay pháp luật chưa thừa nhận kết hôn đồng tính nhưng sự thay đổi nêu trên vẫn được coi là tín hiệu vui đối với những cặp đôi có cùng giới tính. Là kết quả của một quá trình vận động và thảo luận trong suốt một thời gian dài.

  1. Có nên thừa nhận hôn nhân đồng tính ở Việt Nam?

Hiện nay, nhu cầu công nhận hôn nhân đồng tính ở Việt Nam là rất lớn. Các cặp đôi đồng tính tại nước ta đều kỳ vọng rằng pháp luật Việt Nam cho phép kết hôn đồng tính như 26 quốc gia khác trên thế giới. Những người trong cộng đồng LGBT đều khao khát được kết hôn với những người có cùng giới tính để đồng cảm, chia sẻ, quan tâm và chăm sóc lẫn nhau, cùng xây dựng hạnh phúc gia đình.

Tuy nhiên để Việt Nam chấp nhận vấn đề này thì cần rất nhiều thời gian. Bản thân nước ta là nước có nền văn hóa Á Đông, nếu thừa nhận có thể sẽ gây ra những hệ lụy tiêu cực với xã hội. Không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống gia đình Việt Nam. Không phù hợp quy luật sinh học và không bảo đảm chức năng duy trì nòi giống của gia đình. Hiện tại, mọi người đã có cái nhìn cởi mở, tích cực về cộng đồng LGBT nhưng để hợp pháp hóa thì là một vấn đề cần cân nhắc kỹ lưỡng.

Thừa nhận hôn nhân đồng tính phải sửa đổi, bổ sung tất cả quy định liên quan trong pháp luật. Cùng với đó là các vấn đề hộ tịch sẽ phát sinh, khó khăn trong việc thực thi, quản lý.

Để được tư vấn luật cụ thể hơn, hãy liên hệ với Luật sư Thủ Đức ngay. Chúng tôi với đội ngũ Luật sư nhiều kinh nghiệm sẽ hỗ trợ hết mình cho bạn.

Categories: Tư Vấn Pháp Luật

Tags: ,

Leave A Reply

Your email address will not be published.