Hợp đồng hợp tác là gì?

Hiện nay tại Bộ Luật dân sự 2015 đã có những quy định cụ thể hơn về hợp đồng hợp tác khác rất nhiều so với Bộ luật dân sự 2005. Vậy theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì Hợp đồng hợp tác là gì? Hãy cùng Luật sư Thủ Đức tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây

1. Hợp đồng hợp tác là gì?

Theo Điều 504 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa cá cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.

Hợp đồng hợp tác là hợp đồng có nhiều bên tham gia và các bên có quyền và nghĩa vụ theo nội dung thoả thuận trong hợp đồng.

2. Đặc điểm của hợp đồng hợp tác

– Hợp đồng hợp tác mang tính ưng thuận

Hợp đồng hợp tác là hợp đồng có nhiều bên tham gia, các chủ thể tham gia với mục đích hợp tác cùng làm một công việc hoặc để sản xuất, kinh doanh. Vì đối tượng của hợp đồng hợp tác là các cam kết mà các bên đã thỏa thuận, cho nên hợp đồng hợp tác mang tính ưng thuận. Tuy nhiên, pháp luật quy định hợp đồng hợp tác phải lập thành văn bản làm cơ sở pháp lí để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia cho nên sau khi các bên giao kết hợp đồng thì hợp đồng có hiệu lực pháp luật, các bên phải thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng hợp tác.

– Hợp đồng hợp tác là hợp đồng song vụ

Các bên trong hợp đồng hợp tác đều có quyền và nghĩa vụ với nhau. Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên phát sinh theo thỏa thuận và do pháp luật quy định.

– Hợp đồng hợp tác là hợp đồng không có đền bù

Sau khi giao kết hợp đồng, các bên phải đóng góp tài sản để thực hiện công việc thỏa thuận và trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu thu được lợi nhuận sẽ chia cho các thành viên theo thỏa thuận trong hợp đồng. Ngược lại, nếu bị thua lỗ thì các thành viên đều phải gánh chịu theo phần đóng góp tài sản của mình

3. Nội dung của hợp đồng hợp tác

Điều 505 BLDS quy định dợp đồng hợp tác có nội dung chủ yếu sau đây:

– Mục đích, thời hạn hợp tác;

– Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân;

– Tài sản đóng góp, nếu có;

– Đóng góp bằng sức lao động, nếu có;

– Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức;

– Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác;

– Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có;

– Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu có;

– Điều kiện chấm dứt hợp tác.

Các chủ thể có quyền thỏa thuận các nội dung nêu trên và các thỏa thuận khác nếu thấy cần thiết. Ngoài ra, nội dung cơ bản của hợp đồng hợp tác bao gồm các quyền và nghĩa vụ của các thành viên hợp tác.

4. Chấm dứt hợp đồng hợp tác

4.1 Chấm dứt hơp đồng hợp tác theo thoả thuận

Các căn cứ chấm dứt hợp đồng hợp tác bao gồm:

– Theo thoả thuận của các thành viên hợp tác;

Khi hợp đồng hợp tác đang tồn tại nhưng do công việc hợp tác không đạt được hiệu quả như mong muốn ban đầu tham gia hợp đồng hợp tác hoặc vì những lí do khác mà các thành viên có thể thoả thuận chấm dứt hợp đồng hợp tác.

– Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác;

Các thành viên của nhóm hợp tác có thể thoả thuận trong hợp đồng hợp tác về thời hạn hợp tác cùng làm một công việc, khi hết thời hạn đó thì hợp đồng hợp tác chấm dứt.

– Mục đích hợp tác đã đạt được;

Khi tham gia hợp đồng hợp tác, các thành viên xác định mục đích của việc xác lập hợp đồng hợp tác, nếu mục đích đó đã đạt được thì hợp đồng hợp tác không còn cần thiết đối với các thành viên nữa, cho nên hợp đồng hợp tác chấm dứt.

4.2 Chấm dứt hợp đồng hợp tác theo pháp luật quy định

– Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Trường hợp nhóm hợp tác hoạt động không đúng mục đích xác lập hợp đồng mà xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ quyết định giải thể nhóm hợp tác đó.

– Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.

Hợp đồng hợp tác được xác lập nhằm mục đích cùng thực hiện một công việc hoặc cùng sản xuất kinh doanh, cho nên hợp đồng hợp tác có thể xác lập theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư… và hợp đồng hợp tác sẽ chấm dứt theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc luật riêng nếu có quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng hợp tác.

Để được tư vấn cụ thể hơn bởi đội ngũ Luật sư giỏi, hãy liên hệ chúng tôi ngay.

Categories: Tư Vấn Pháp Luật

Tags: ,

Leave A Reply

Your email address will not be published.