telegram
whatsapp
call
zalo
chat

Hợp đồng lao động vô hiệu

Hợp đồng lao động vô hiệu là hợp đồng vi phạm các quy định về giao kết hợp đồng. Vậy hợp đồng lao động vô hiệu theo quy định của pháp luật hiện nay như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây.

1. Khái niệm hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữ người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động

2. Các trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu:

2.1. Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần:

Điều 130 BLDS năm 2015 quy định:

“Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần nội dung của giao dịch dân sự vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch”

Tương tự như giao dịch dân sự vô hiệu. Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần cũng được hiểu là hợp đồng có một phần nội dung hợp đồng trái quy định của pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng hoặc một phần nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định trong pháp luật lao động, nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc nội dung của hợp đồng lao động hạn chế các quyền khác của người lao động thì phần đó sẽ bị vô hiệu.

2.2. Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ:

Theo khoản 1 Điều 49 BLLĐ 2019, hợp đồng lao động bị coi là vô hiệu toàn bộ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động là trái pháp luật:

Tức là toàn bộ các điều khoản trong hợp đồng đều không đúng với quy định của pháp luật.

  • Người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động:

Người không có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động nhưng lại tiến hành kí kết các hợp đồng lao động.

  • Công việc mà hai bên đã giao kết trong hợp đồng là công việc bị pháp luật cấm:

Những công việc pháp luật cấm thực hiện nhưng các bên vẫn thoả thuận trong hợp đồng đó là công việc mà người lao động phải thực hiện.

  1. Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng vô hiệu và xử lý hợp đồng vô hiệu:

Toà án nhân dân là cơ quan có thẩm quyền tuyên bố vô hiệu

Người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, cơ quan nhà nước có quyền yêu cầu toà án có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu khi có căn cứ theo quy định của pháp luật lao động. Sau khi thụ lí đơn yêu cầu, Toà án có trách nhiệm gửi thông báo thụ lí cho người có đơn yêu cầu, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động và viện kiểm sát cùng cấp.

Thời hạn chuẩn bị xét xử là 10 ngày kể từ ngày Toà án thụ lí. Trong thời hạn này, nếu có yêu cầu rút đơn thì Toà ra quyết định đình chỉ việc xét đơn, văn bản yêu cầu.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Tòa phải mở phiên họp để xét yêu cầu tuyên bố họp đồng lao động vô hiệu. Trường hợp chấp nhận yêu cầu thì thẩm phán ra quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu. Trong quyết định này, toà án phải giải quyết hậu quả pháp lí.

Hãy liên hệ với Luật sư Thủ Đức ngay nếu bạn còn điều gì thắc mắc. Chúng tôi với đội ngũ Luật sư giỏi sẽ tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình cho khách hàng.

Categories: Tư Vấn Pháp Luật

Tags: ,

Leave A Reply

Your email address will not be published.