telegram
whatsapp
chat
zalo
call

Hợp đồng mua bán tài sản là gì?

Các hoạt động kinh doanh thương mại, mua bán tài sản là những hoạt động không thế thiếu diễn ra thường xuyên và liên tục trong cuộc sống từ xưa cho tới ngày nay. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ, mở rộng giao thương như hiện nay thì việc mua bán tài sản càng trở nên phổ biến, đa dạng và phức tạp hơn. Vậy hợp đồng mua bán tài sản là gì? Đặc điểm và ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng Luật sư Thủ Đức giải đáp thắc mắc của bạn thông qua bài viết dưới đây.

1. Khái niệm

Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bản chuyển quyền sơ hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.

Hợp đồng mua bán nhà ở, mua bán nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và luật khác có liên quan.

2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán tài sản

2.1 Hợp đồng mua bán tài sản là hợp đồng song vụ

Bên bán và bên mua đều có quyền và nghĩa vụ đổi nhau. Trong hợp đồng này, bên bán có quyền yêu cầu bên mua nhận vật và trả tiền mua vật; ngược lại, bên mua có quyền yêu cầu bên bán chuyển giao vật và nhận tiền bán vật.

2.2 Hợp đồng mua bán là hợp đồng có đền bù

Khoản tiền mà bên mua tài sản phải trả cho bên bán tài sản là khoản đền bù về việc mua bán tài sản. Đặc điểm có đền bù trong hợp đồng mua bán tài sản là yếu tố phân biệt giữa hợp đồng này với hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng không có đền bù.

2.3 Hợp đồng mua bán tài sản là hợp đồng nhằm mục đích chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản từ bên bán sang bên mua

Đây là căn cứ kế tục quyền sở hữu tài sản. Đặc điểm này là yếu tố phân biệt giữa hợp đồng mua bán tài sản với hợp đồng cho mượn tài sản, hợp đồng cho thuê tài sản.

3. Ý nghĩa của hợp đồng mua bán tài sản

– Thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng hoặc sản xuất, kinh doanh

Thông thường, hợp đồng mua bán được thực hiện ngay sau khi các bên thoả thuận xong về đối tượng và giá cả – bên mua trả tiền xong thì bên bán chuyển giao vật cho bên mua. Nhưng cũng có thể được các bên thoả thuận khác, như nhận tiền trước – giao vật sau hoặc giao vật trước – trả tiền sau. Nếu đối tượng của hợp đồng mua bán là một số lượng lớn tài sản thì các bên có thể chuyển giao vật làm nhiều lần và mỗi lần theo một số lượng, khối lượng nhất định. Sau khi các bên thực hiện xong hợp đồng, họ sẽ thoả mãn các nhu cầu tiêu dùng hoặc sản xuất, kinh doanh.

– Đáp ứng nhu cầu về vật chất, văn hóa, tinh thần

Hiện nay, trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, những nhu cầu về vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân ta được đáp ứng thông qua hình thức mua bán giữa cá nhân với các tổ chức của các thành phần kinh tế khác nhau. Bên cạnh đó, thương nghiệp xã hội chủ nghĩa đóng một vai trò tương đối quan trọng. Các cửa hàng mậu dịch quốc doanh, hợp tác xã mua bán không chỉ kinh doanh đơn thuần đặt lợi nhuận lên trên hết mà còn nhằm mục đích phục vụ cho nhân dân, đặc biệt là nhân dân vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

– Lưu thông, phân phối những mặt hàng tiêu dùng

Việc lưu thông, phân phối những mặt hàng tiêu dùng, một số tư liệu sản xuất không chỉ tuân theo nguyên tắc thuận mua vừa bán mà còn mang tính chất cung cấp theo kế hoạch của Nhà nước nhằm ổn định đời sống nhân dân; tạo điều kiện cho nhân dân phát triển sản xuất, từng bước cải thiện đời sống của nhân dân nói chung, của đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng.

– Là phương tiện pháp lí tạo điều kiện cho công dân, tổ chức trao đổi hàng hoá, thoả mãn nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh.

Trong nền kinh tế nhiều thành phần, quan hệ mua bán phản ánh mối quan hệ kinh tế về trao đổi vật tư, sản phẩm giữa các đơn vị kinh tế thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Từ đó tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển, góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân.

Để được tư vấn luật cụ thể hơn về vấn đề này, hãy liên chúng tôi.

Categories: Tư Vấn Pháp Luật

Tags: ,

Leave A Reply

Your email address will not be published.