telegram
whatsapp
call
zalo
chat

Hợp đồng vận chuyển là gì?

Hợp đồng vận chuyển tài sản là một trong những hợp đồng rất phổ biến trong thực tế và đặc biệt phát triển trong nền kinh tế thị trường. Loại hợp đồng này cũng có những đặc điểm chung giống như nhiều loại hợp đồng khác, điểm khác biệt chủ yếu nằm ở đối tượng của hợp đồng vận chuyển chỉ là các loại tài sản có thể di dời vận chuyển… Vậy hợp đồng vận chuyển tài sản là gì? Pháp luật quy định như thế nào về loại hợp đồng này? Hãy cùng Luật sư Thủ Đức tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây

1. Hợp đồng vận chuyển tài sản là gì?

Điều 530 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thoả thuận giữa các bên mà theo đó, bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản tới địa điểm đã quy định theo thoả thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, còn bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển”.

Trong hợp đồng vận chuyển tài sản, các bên phải thoả thuận rõ về số lượng hàng hoá, địa điểm nhận hàng và giao hàng, thời hạn vận chuyển. Cước phí vận chuyển do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định. Nếu hợp đồng vận chuyển do các cá nhân thực hiện thì cước phí vận chuyển do thoả thuận.

2. Đặc điểm của hợp đồng vận chuyển tài sản

2.1. Hợp đồng vận chuyển tài sản là hợp đồng song vụ.

Điều này dễ dàng nhận biết khi tham gia hợp đồng vận chuyển, cả bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển đều có quyền và nghĩa vụ tương ứng đối nhau. Bên vận chuyển có nghĩa vụ vận chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận giữa các bên. Đồng thời chủ thể này có quyền yêu cầu bên thuê cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến tài sản vận chuyển, và thanh toán cước phí vận chuyển theo quy định. Còn bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả tiền cước phí vận chuyển.

Bên cạnh đó, bên thuê vận chuyển cũng có quyền yêu cầu bên vận chuyển thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ của mình liên quan trực tiếp đến hoạt động chuyên chở hàng hóa mà các bên đã thỏa thuận như: địa điểm, thời gian vận chuyển, phương tiện vận chuyển, bảo quản tài sản trong quá trình chuyên chở,…

2.2. Hợp đồng vận chuyển tài sản là hợp đồng có đền bù.

Hoạt động vận chuyển hàng hóa tồn tại khá phổ biến và đa dạng với nhiều hình thức, phương tiện vận chuyển khác nhau. Trong hợp đồng vận chuyển, giá cước vận chuyển là lợi ích mà bên vận chuyển hướng đến để chi phí cho việc vận chuyển và tích lũy vốn. Chính giá cước mà bên thuê vận chuyển phải trả đã làm nên tính đền bù của hợp đồng.

2.3. Hợp đồng vận chuyển tài sản là một loại dịch vụ.

Trong cơ chế thị trường, sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hàng hóa là hai yếu tố luôn đi kèm với nhau. Vì vậy, sự hình thành và phát triển của dịch vụ vận chuyển hàng hóa có chức năng phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa không làm thay đổi tính chất của hàng hóa, không làm tăng lên hay giảm đi số lượng hàng hóa chuyên chở, mà đơn thuần chỉ là di chuyển hàng hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác.

3. Hình thức hợp đồng vận chuyển tài sản

Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

  1. Hợp đồng vận chuyển tài sản được giao kết bằng văn bản, bằng lời nói hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
  2. Vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng giữa các bên.

Theo đó, hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển. Hợp đồng vận chuyển tài sản được giao kết bằng văn bản, bằng lời nói hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

Để được tư vấn cụ thể hơn bởi đội ngũ Luật sư giỏi, hãy liên hệ chúng tôi ngay.

Categories: Tư Vấn Pháp Luật

Tags: ,

Leave A Reply

Your email address will not be published.