Thử việc là một quá trình tất yếu được hầu hết các doanh nghiệp áp dụng trong quá trình tuyển dụng trước khi tiến tới bước giao kết hợp đồng lao động. Đây là giai đoạn quyết định khả năng người lao động được tuyển dụng chính thức, đảm bảo các ứng viên được tuyển chọn sẽ phù hợp về kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn, thái độ làm việc trong môi trường mới trước khi vào việc cụ thể. Lúc này, cả người sử dụng lao động và người lao động đều có thỏa thuận thống nhất về việc làm thử, cũng như quyền và nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Vậy khi kết thúc thời gian thử việc thì sẽ như thế nào? Pháp luật quy đinh về vấn đề này ra sao? Hãy cùng Luật sư Thủ Đức tìm hiểu nhé.
1. Khái niệm thử việc
Theo Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 thì thử việc là việc công ty và người lao động thỏa thuận về việc thực hiện công việc trong thời gian nhất định trước khi tiến tới ký hợp đồng lao động
2. Về kết thúc thời gian thử việc
BLLĐ 2019 quy định cụ thể như sau:
Thứ nhất, “Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động”
Việc này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm của người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc khi người lao động kết thúc thời gian thử việc. Về thông báo kết quả ở đây được hiểu là kết quả trong quá trình thử việc mà người lao động đã thử việc đã đạt yêu cầu hay chưa đạt yêu cầu và đây cũng là quy định sẽ giúp cho phía người lao động có thể biết cụ thể rõ ràng về quá trình mình thử việc và từ đó có thể chủ động đi tìm việc ở một nơi khác phù hợp hơn.
Thứ hai, Trường hợp thử việc đạt yêu cầu
thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc; việc bổ sung này là xuất phát việc thay đổi quy định về thử việc, cho phép có thể giao kết thỏa thuận trực tiếp trong hợp đồng lao động hoặc có thể giao kết hợp đồng thử việc riêng tùy thuộc vào ý chí thỏa thuận giữa các bên, thể hiện phạm vi không bị giới hạn bởi hợp đồng thử việc mà các bên có thể tùy ý lựa chọn miễn cảm thấy phù hợp và thuận tiện nhất trong quá trình giao kết.
Thứ ba, Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc
Quy định này đã góp phần hạn chế những tranh chấp giữa các bên khi xảy ra.
Thứ tư, về hủy bỏ thử việc
Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Như vậy, từ các quy định trên, hủy bỏ thử việc là quyền của bên phía người lao động nếu sau khi họ thực hiện hợp đồng thử việc hoặc giao kết thử việc bằng hợp đồng lao động mà cảm thấy công việc không phù hợp với trình độ, chuyên môn và năng lực của bản thân thì người lao động sẽ có quyền hủy bỏ mà không cần phải có sự thỏa và cũng không cần phải báo trước và bồi thường thiệt hại.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như được giải đáp những thắc mắc mà bạn gặp phải. Đừng ngại ngần gì mà hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được đội ngũ Luật sư giỏi tư vấn tận tình cho bạn.