telegram
whatsapp
chat
zalo
call

Làm thế nào khi bị hàng xóm cản trở sửa chữa nhà

Tư vấn LuậtLuật sư Thủ Đức: Làm thế nào khi bị hàng xóm cản trở sửa chữa nhà

1. Quy định về quyền sử dụng bất động sản liền kề

Các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ giữa làng xóm láng giềng nói riêng đều là các quan hệ dân sự được Bộ luật Dân sự 2015 điều chỉnh. Trong Bộ luật này có quy định về quyền sử dụng bất động sản liền kề tại Mục I Chương XIV cụ thể trong Điều 245 như sau:

Điều 245: Quyền đối với bất động sản liền kề
Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền).

Quyền của người này cũng sẽ gắn với Nghĩa vụ của người khác. Theo đó, chủ của bất động sản chịu hưởng quyền phải có nghĩa vụ cho chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền sử dụng diện tích liền kề trong những trường hợp người đó có nhu cầu sử dụng hợp lý.
Việc thực hiện quyền này cũng phải tuân theo đúng nguyên tắc tại Điều 248 Bộ Luật Dân sự 2015:

Điều 248: Nguyên tắc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề
1. Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền.

2. Không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền.

3. Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn.

Trong trường hợp người dân cần sửa chữa nhà cửa như trát vữa, sơn tường cho bất động sản của mình thì chủ sở hữu của bất động sản liền kề phải có trách nhiệm đáp ứng về quyền sử dụng bất động sản liền kề theo quy định của pháp luật.

Bởi lẽ, việc tu sửa nhà cửa, công trình xây dựng là một nhu cầu thích đáng, hợp lý của công dân (Theo khoản 1 Điều 248 BLDS 2015) . Và để có thể thực hiện các hoạt động này thì cần phải sử dụng một phần diện tích liền kề để bắc dàn giáo cũng như cần diện tích để sử dụng các thiết bị xây dựng khác.
Vì thế, chủ của bất động sản liền kể phải có trách nhiệm chấp nhận, không được quyền từ chối vì BLDS 2015 đã có quy định chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền không được thực hiện các hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn (khoản 3 Điều 248 BLDS 2015)

2. Cách xử lý khi hàng xóm gây khó dễ sửa chữa nhà cửa, không cho bắc giàn giáo để trát vữa, sơn tường

Trong trường hợp hàng xóm vẫn từ chối quyền sử dụng đối với bất động sản liền kề thì người dân cần phải làm gì?

Mặc dù đã xin phép để bắc dàn giáo thi công công trình xây dựng của mình mà hàng xóm vẫn không đồng ý cho sử dụng một phần diện tích thì người dân có thể viết đơn gửi lên Ủy ban nhân dân phường, Đội Trật tự xây dựng cấp quận hoặc khởi kiện chủ bất động sản sát cạnh ra Tòa án quận/huyện để buộc họ phải đồng ý chấp nhận vấn đề này.

Tuy nhiên, có một cách thức đơn giản hơn mà lại không khiến rạn nứt tình cảm hàng xóm. Đó là người dân nên cho hàng xóm biết quyền sử dụng bất động sản liền kể của mình và cỏ thể yêu cầu Uỷ ban nhân dân phường, xã đứng ra tổ chức hòa giải cho hai bên. Việc này sẽ giúp cho mục đích cải tạo nhà của mình đạt được mà lại không ảnh hưởng đến tình làng nghĩa xóm.

Hy vọng bài viết hữu ích cho các bạn.

Vilakey Thủ Đức./

Categories: Tư Vấn Pháp Luật

Tags: ,,

Leave A Reply

Your email address will not be published.