Trong quá trình đi làm nếu xảy ra tai nạn thì người lao động có được hưởng chế độ tai nạn lao động không? Bài viết dưới đây Luật sư Thủ Đức sẽ giải đáp thắc mắc trên.
Tai nạn xảy ra trên đường đi làm có tính là tai nạn lao động không?

Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động đã quy định điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:
Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
“1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;
3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.”
Theo đó, người lao động bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1 – Tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2 – Bị tai nạn khi đi công tác ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
3 – Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn.
4 – Tai nạn không thuộc một trong các nguyên nhân sau:
- Do mâu thuẫn của nạn nhân với người gây tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
- Do cố ý tự hủy hoại sức khỏe.
- Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái pháp luật
Trên đây là các thông tin dành cho người lao động khi bị tai nạn trên đường đi làm. Nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm tại Luật sư Thủ Đức gọi ngay 0918 22 99 88 để được tư vấn chi tiết.