Trong hoạt động của doanh nghiệp thì việc thương lượng và trao đổi giữa người sử dụng lao động và người lao động phải sẽ được diễn ra một cách thường xuyên. Vậy thương lượng tập thể trong doanh nghiệp được thực hiện theo những nguyên tắc nào? Hãy cùng Luật sư Thủ Đức tìm hiểu để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1. Khái niệm
Điều 65 luật Lao động 2019 quy định:
Thương lượng tập thể là việc đàm phán, thỏa thuận giữa một bên hoặc mật hoặc nhiều tổ chức đại diện người lao động vưới một bên là mộ hoặc nhiều người sử dụng lao động hoặc tổ chức địa diện người sử dụng lao động nhằm xác lập điều kiện lao động, quy định về mối quan hệ giữa các bên và xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
2. Nguyên tắc thương lượng tập thể
2.1. Nguyên tắc tự nguyện
Đây là nguyên tắc quan trọng, thể hiện ý chí và lí trí của các bên trong việc đề xuất yêu cầu thương lượng cũng như trong suốt quá trình tiến hành thương lượng. Theo đó, không bên nào được quyền dựa vào thế mạnh của mình để ép buộc bên kia tiến hành thương lượng hoặc phải tuân theo ý chí của bên mình. Các kết quả của quá trình thương lượng chỉ được thống nhất và thực hiện trên cơ sở ý chí của các bên.
2.2. Nguyên tắc hợp tác
Nguyên tắc hợp tác trong thương lượng tập thể thể hiện ở việc các bên phải cùng phối hợp với nhau, coi nhau là “đối tác” cần thiết để tiến hành thực hiện quá trình thương lượng tập thể. Để có cơ sở tiến hành thương lượng cụ thể các quyền lợi, nghĩa vụ, các bên phải cung cấp các thông tin về điều kiện cụ thể của bên mình.
2.3. Nguyên tắc thiện chí
Nguyên tắc thiện chí thể hiện ở việc người sử dụng lao động hoặc đại diện của người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động có ý định trung thực, thành thật và mong muốn, quyết tâm tiến hành thương lượng tập thể. Ngoài ra, biểu hiện rõ rệt của nguyên tắc thiện chí chính là phải tránh tư tưởng đối đầu, đồng thời phải luôn tôn trọng và thừa nhận các lợi ích phát sinh của mỗi bên từ quan hệ lao động.
2.4. Nguyên tắc bình đẳng
Nguyên tắc bình đẳng thể hiện địa vị pháp lí của các bên trong quá trình thương lượng tập thể. Theo đó, các bên có sự tương đồng về vị trí, tư cách, hình thức thể hiện khi thương lượng tập thể. Mỗi bên đều có quyền được tôn trọng, được quyền đề xuất việc thương lượng, đưa ra ý kiến, nội dung, phương thức của mình và ý kiến của các bên đều được coi trọng như nhau. Không bên nào được dùng thế mạnh của mình hoặc bất kì hình thức nào thể hiện sự áp đảo, gây sức ép buộc phía bên kia phải chấp nhận đề nghị của bên mình, trừ những cách thức mà pháp luật cho phép (như đình công, bế xưởng…).
2.5. Nguyên tắc công khai
Nguyên tắc công khai là nguyên tắc có tính đặc thù trong thương lượng tập thể. Mục đích của nguyên tắc này nhằm không chỉ bảo đảm cho tất cả người lao động đều có quyền được biết và tham gia ý kiến về nội dung thương lượng tập thể, mà còn góp phần ngăn chặn sự thao túng, mua chuộc giữa các bên (chủ yếu từ phía người sử dụng lao động với tổ chức đại diện người lao động ) khi thương lượng tập thể. Bởi nhiều khi vì lợi ích của mình mà những người trong tổ chức đại diện người lao động có thể có những thoả thuận gây thiệt hại, thậm chí đi ngược lại quyền và lợi ích của người lao động .
2.6. Nguyên tắc minh bạch
Nguyên tắc minh bạch thể hiện ở sự rõ ràng, rành mạch về những số liệu, tài liệu trong thông tin các bên cung cấp cho nhau trước khi tiến hành thương lượng tập thể. Các yêu cầu thương lượng, nội dung thương lượng… phải cụ thể, xuất phát từ yêu cầu, nhu cầu của các bên và phải được bảo đảm thực thi trên thực tế. Nói chung, tất cả những vấn đề đều được tường minh, được “đặt trên bàn nghị sự” để thảo luận, đánh giá, quyết định. Việc thương lượng tập thể phải được lập biên bản, có chữ kí của các bên thẩm quyền trong biên bản, công khai biên bản phiên họp… là những biểu hiện cụ thể của nguyên tắc minh bạch.
Để được tư vấn cụ thể chi tiết hơn bởi đội ngũ Luật sư giỏi của chúng tôi, hãy liên hệ với chúng tôi khi bạn cần.