telegram
whatsapp
call
zalo
chat

Nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động theo quy định hiện nay

Trong quan hệ lao động, đôi khi người lao động thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình và bị người sử dụng lao động xử lý kỷ luật lao động. Tuy nhiên, trong xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng không được tùy tiện mà cần phải đảm bảo thực hiện theo nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động. Vậy nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động như thế nào? Gồm mấy nguyên tắc? Hãy cùng Luật sư Thủ Đức đi tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây

1. Kỷ luật lao động là gì

Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.

2. Quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động.

Để bảo vệ lợi ích cho người lao động. Tránh việc chủ sử dụng lao động lạm quyền xử lí kỉ luật lao động một cách bừa bãi. Pháp luật đã buộc người sử dụng phải tuân theo những nguyên tắc nhất định khi xử lí kỉ luật. Theo Điều 122 Bộ luật lao động năm 2019, người sử dụng lao động phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

2.1. Việc xử lý kỷ luật lao động phải được quy định như sau:

  • Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
  • Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;
  • Người lao động phải có mặt và có quyền tư bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa. Trường hợp người chưa đủ 15 tuổi phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;
  • Việc xử lý kỷ luật phải được ghi thành biên bản.

2.2. Không được áp dụng nhiều kỉnh thức là luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật;

2.3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm là luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kế luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất

Theo nguyên tắc này, người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm (chẳng hạn vừa có hành vi bị xử lí kỉ luật ở hình thức khiển trách, lại vừa có hành vi vi phạm mà theo nội quy bị xử lí kỉ luật ở hình thức chuyển làm công việc khác) thì người lao động chỉ bị xử lí ở hình thức chuyển việc khác chứ không thể tổng hợp hai hình thức kĩ luật đó để áp dụng hình thức kỉ luật sa thải

2.4. Không được xử lí kỷ luật đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

+Nghỉ ốm đau điều dưỡng, nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động

+ Đang bị tạm giữ, tạm giam,

+ Đang cho kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 Bộ luật lao động 2019.

+ Người lao động nữ có thai, người lao động nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

2.5. Không xử lí kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm nội quy lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hay khả năng điều khiển hành vi của mình.

Đây là nguyên tắc chung áp dụng trong mọi trách nhiệm pháp lý. Trong trường hợp này, người lao động đã không nhận thức được cũng như không điều khiển được hành vi nên không bị coi là có lỗi. Bởi vậy, mặc dù có hành vi vi phạm nhưng họ cũng không bị xử lý ki luật.

 

Categories: Tư Vấn Pháp Luật

Tags: ,

Leave A Reply

Your email address will not be published.