telegram
whatsapp
call
zalo
chat

Nữ có phải đi nghĩa vụ quân sự hay không?

Phụ nữ phải tuân theo các quy định về nghĩa vụ quân sự khác với nghĩa vụ quân sự của nam giới. Vậy nữ có phải đi nghĩa vụ quân sự hay không? Đây là câu hỏi thắc mắc của nhiều bạn nữ khi muốn tham gia nghĩa vụ quân sự. Vậy hãy cùng Luật sư Thủ Đức tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1. Nữ có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Điều 6 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của công dân như sau:

  1. Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân.
  2. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.

Có thể thấy, công dân nam phải thực hiện nghĩa vụ quân sự trong độ tuổi quy định. Hiểu đúng hơn thì đây là nghĩa vụ bắt buộc đối với công dân nam.

Đối với công dân nữ, Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 cho phép công dân nữ trong độ tuổi quy định. Nếu tự nguyện thực hiện nghĩa vụ quân sự thì được Nhà nước chấp nhận.

Như vậy, không bắt buộc công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự phải nhập ngũ mà nhập ngũ với tinh thần tự nguyện, được nhà nước chấp nhận.

2. Điều kiện đi nghĩa vụ quân sự nữ là gì?

Căn cứ quy định tại Điều 7 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015

Công dân nữ được phục vụ tại ngũ khi ở độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân.

Ngoài ra, để được tuyển chọn tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự, công dân nữ cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định tương tự như công dân nam. Các tiêu chí cụ thể như sau:

2.1. Tuổi đời

Trong độ tuổi gọi nhập ngũ (theo Điều 30, Luật Nghĩa vụ quân sự):

Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ. Độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

2.2. Chính trị

– Đáp ứng những tiêu chuẩn chính trị

– Không xăm da (bằng kim) với hình thù kinh dị, phản cảm… ở các vị trí lộ diện như mặt, cổ, tay (từ 1/3 dưới cánh tay trở xuống); chân (1/3 từ dưới đùi trở xuống)

2.3. Sức khỏe

– Đạt sức khỏe loại 1, 2, 3 (quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP)

– Không thuộc các trường hợp:

+ Có sức khỏe loại 3

+ Có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ)

+ Nghiện ma túy; nhiễm HIV, AIDS

2.4. Văn hóa

– Đạt trình độ văn hóa lớp 8 trở lên;

Riêng các địa phương khó khăn (đã có quyết định của cấp có thẩm quyền) thì được tuyển chọn công dân có trình độ lớp 7.

Nếu ở xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế – xã hội khó khăn, dân tộc thiểu số: yêu cầu phải có trình độ văn hóa cấp tiểu học.

3. Công dân nữ đi nghĩa vụ quân sự bao lâu?

– Theo quy định tại Điều 22 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định như sau:

Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ: 24 tháng

– Kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ không quá 06 tháng trong các trường hợp:

Nhằm bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu của binh sĩ, hạ sĩ quan.

Binh sĩ, hạ sĩ quan đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.

– Thời hạn nghĩa vụ quân sự theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ:

Khi có tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng.

Cũng giống với công dân nam, công dân nữ tham gia nghĩa vụ quân sự sẽ phải đi từ 24 – 30 tháng. Chỉ đi 30 tháng nếu thuộc trường hợp bị kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ nêu trên. Trừ trường hợp có chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng thì thực hiện theo quy định riêng.

Để được tư vấn luật cụ thể hơn về vấn đề này, hãy liên hệ chúng tôi ngay.

Categories: Tư Vấn Pháp Luật

Tags: ,

Leave A Reply

Your email address will not be published.