telegram
whatsapp
call
zalo
chat

Phân biệt thường trú và tạm trú

Hiện nay nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa thường trú và tạm trú. Vậy sự khác nhau giữa thường trú và tạm trú là gì? Làm thế nào để phân biệt thường trú và tạm trú? Hãy cùng Luật sư Thủ Đức tìm hiểu về vấn đề này nhé.

1. Khái niệm:

– Thường trú: Là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú

– Tạm trú: Là nơi công dân sinh sống từ 30 ngày trở lên ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú

2. Phân biệt thường trú và tạm trú:

2.1. Thời hạn cư trú:

– Thường trú: Không có thời hạn

– Tạm trú: Có thời hạn, tối đa 02 năm. Được gia hạn nhiều lần

2.2. Nơi đăng ký cư trú:

– Thường trú: Công an xã, phường, thị trấn. Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã

– Tạm trú: Công an xã, phường, thị trấn. Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.

2.3. Điều kiện

– Thường trú: Thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Có chỗ ở hợp pháp;
  • Nhập hộ khẩu về nhà người thân
  • Đăng ký thường trú tại nhà thuê, mượn, ở nhà
  • Đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở
  • Đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội
  • Đăng ký thường trú tại phương tiện lưu động

Tạm trú: Đáp ứng 02 điều kiện:

  • Sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú
  • Sinh sống từ 30 ngày trở lên

2.4. Bản chất:

– Thường trú: Sinh sống thường xuyên, ổn định lâu dài chủ yếu tại nơi ở thuộc sở hữu của bản thân, gia đình hoặc thuê, mượn, ở nhờ và đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, thông thường là địa chỉ nơi đăng ký sổ hộ khẩu.

– Tạm trú: Sinh sống thường xuyên nhưng có ở thời điểm nhất định, xác định là tạm thời và không sinh sống ổn định, lâu dài ở đó. Nơi tạm trú thường là nơi mà cá nhân thuê nhà, ở nhờ,… để làm ăn, sinh sống, học tập,….

2.5. Thời hạn thực hiện:

– Thường trú: Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới và đủ điều kiện đăng ký thường trú.

– Tạm trú: Không quy định. Sinh sống trên 30 ngày phải đăng ký

2.6. Kết quả đăng ký

– Thường trú: Được cập nhật thông tin về nơi thường trú mới vào Cơ sở dữ liệu về cư trú

– Tạm trú: Được cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú

3. Căn cứ pháp lý:

  • Luật Cư trú năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2013;
  • Nghị định số 31/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Cư trú;
  • Thông tư số 35/2014/TT-BCA Quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Cư trú;
  • Nghị định số 31/2014/NĐ-CP.

Để được tư vấn cụ thể hơn về vấn đề này, vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay. Chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực: Ly hôn đơn phương, dân sự,…

Categories: Tư Vấn Pháp Luật

Tags: ,,,

Leave A Reply

Your email address will not be published.