telegram
whatsapp
chat
zalo
call

Quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh

Nghiệp vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng vốn mang bản chất là hoạt động thương mại nên có cấu trúc pháp lí khá đặc thù, bao gồm sự gắn kết giữa hai loại hợp đồng – hợp đồng bảo lãnh (được kí kết giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh) và hợp đồng dịch vụ bảo lãnh (được kí kết). Vậy quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh như thế nào? Đây là câu hỏi gây nhiều thắc mắc của nhiều người hiện nay. Để giải đáp thắc mắc đó, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư Thủ Đức.

1. Bảo lãnh là gì?

Căn cứ tại khoản 1 điều 335. Bảo lãnh Bộ Luật Dân Sự 2015 quy định:

“1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.”

2. Quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh

2.1. Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ. (Khoản 1 Điều 339 BLDS)

Theo quy định trên, nghĩa vụ của bên bảo lãnh sẽ phát sinh khi bên được bảo lãnh thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ. Với tinh thần quy định này, bên nhận bảo lãnh sẽ có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong các trường hợp đó. Nếu các bên có thỏa thuận bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thì việc chứng minh bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thuộc về bên bảo lãnh.

Bởi vì khi bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ thì bên nhận bảo lãnh sẽ yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ. Trường hợp này nếu bên bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì phải chứng minh bên được bảo lãnh có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.

2.2. Bên nhận bảo lãnh không được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi nghĩa vụ chưa đến hạn. (Khoản 2 Điều 339 BLDS)

Theo nguyên tắc về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, bên nhận bảo đảm chỉ được yêu cầu bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khi đến hạn. Vậy nên, khi chưa đến hạn bảo lãnh thì bên bảo lãnh không có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ với mình. Điều 335 BLDS năm 2015 quy định bên bảo lãnh “sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”. Như vậy, thời điểm mà bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ được xác định là khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp bảo lãnh đến hạn.

Tuy nhiên, điều kiện là bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc không thực hiện nghĩa vụ. Nếu đến thời hạn, mà bên được bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ thì bên được bảo lãnh không được yêu cầu bên bảo lãnh tiếp tục thực hiện nghĩa vụ với mình. Bên cạnh đó, nếu các bên thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ bảo lãnh nghĩa vụ nếu bên được bảo lãnh không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ, thì dù thời hạn bảo lãnh đã đến và bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ dù đủ điều kiện để thực hiện, thì bên nhận bảo lãnh cũng không được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ.

2.3. Bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh.”

Khi nghĩa vụ của bên bảo lãnh phát sinh, họ sẽ phải thực hiện nghĩa vụ của mình với bên nhận bảo lãnh. Tuy nhiên, giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh có quan hệ nghĩa vụ khác với nhau. Theo đó, bên nhận bảo lãnh đang là bên có nghĩa vụ còn bên bảo lãnh là bên có quyền. Theo quy định, nghĩa vụ của hai bên chủ thể này có thể bù trừ cho nhau khi thỏa mãn:

– Cả hai nghĩa vụ cùng đến hạn;

– Đối tượng của hai nghĩa vụ cùng loại;

– Nghĩa vụ không có trarih chấp;

– Nghĩa vụ không thuộc trường hợp không được bù trừ.

Để được tư vấn cụ thể hơn bởi đội ngũ Luật sư giỏi, hãy liên hệ chúng tôi ngay.

Categories: Tư Vấn Pháp Luật

Tags: ,,

Leave A Reply

Your email address will not be published.