Theo quy định pháp luật về hợp đồng thì hợp đồng là văn bản được hai bên thỏa thuận và giao kết cùng một nội dung như có thể là hợp đồng mua bán, hợp đồng tặng cho. Việc sử dụng các hình thức hợp đồng không còn quá xa lạ với chúng ta bởi lẽ trong hợp dồng quy định rất rõ về các quyền, nghĩa vụ giữa hai bên phải thực hiện. Đối với hợp đồng vận chuyển tài sản cũng vậy, được ký kết khi hai bên có thỏa thuận chung và chịu trách nhiệm với thỏa thuận đó.Vậy quyền và nghĩa vụ của bên thuê vận chuyển như thế nào? Hãy cùng Luật sư Thủ Đức tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
1. Hợp đồng vận chuyển tài sản là gì?
Theo Điều 530 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng vận chuyển tài sản như sau:
“Điều 530. Hợp đồng vận chuyển tài sản
Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.”
2. Quyền, nghĩa vụ của bên thuê vận chuyển
2.1. Nghĩa vụ của bên thuê vận chuyển (Điều 536 BLDS 2015)
Một là, trả đủ tiền cước phí vận chuyển cho bên vận chuyển theo đúng thời hạn, phương thức đã thỏa thuận
Khi bên vận chuyển thực hiện một dịch vụ thì theo lẽ công bằng bên vận chuyển phải nhận được những lợi ích tương xứng với công sức, chi phí đã bỏ ra.
Lợi ích trong hoạt động vận chuyển chính là được hưởng cước phí vận chuyển. Do đó, bên thuê vận chuyển phải trả đủ tiền cước phí vận chuyển cho bên vận chuyển theo đúng thời hạn, phương thức đã thỏa thuận. Trong trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn và phương thức thanh toán cước phí thì bên thuê vận chuyển phải thanh toán cước phí theo quy định tại khoản 2 Điều 533 BLDS 2015.
Hai là, cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến tài sản vận chuyển để bảo đảm an toàn cho tài sản vận chuyển
Để bên vận chuyển thực hiện tốt nghĩa vụ của bên vận chuyển được quy định tại khoản 1 Điều 534 BLDS 2015, Điều 536 BLDS 2015 cũng đặt ra nghĩa vụ cho bên thuê vận chuyển là phải cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến tài sản vận chuyển để bảo đảm an toàn cho tài sản vận chuyển.
Nếu bên thuê vận chuyển không cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến tài sản vận chuyển, dẫn đến không bảo đảm an toàn cho tài sản vận chuyển thì bên thuê vận chuyển sẽ là bên có lỗi. Tuy nhiên, việc xác định lỗi của mỗi bên đến đâu cần căn cứ vào thỏa thuận của hai bên, về mức độ vi phạm cung cấp thông tin của bên thuê vận chuyển để xem xét, đánh giá, xác định trách nhiệm.
Bốn là, trông coi tài sản trên đường vận chuyển, nếu có thỏa thuận. Trường hợp bên thuê vận chuyển trông coi tài sản mà bị mất, hư hỏng thì không được bồi thường
Trong trường hợp bên thuê vận chuyển không cử người áp tải, trông coi tài sản vận chuyển mà hai bên thỏa thuận đó là trách nhiện của bên vận chuyển thì bên vận chuyển phải trông coi tài sản trên đường vận chuyển. Tuy nhiên, trong trường hợp bên thuê vận chuyển cử người áp tải, trông coi tài sản mà tài sản bị mất, hư hỏng thì bên thuê vận chuyển phải tự chịu những thiệt hại đã xảy ra, không được bồi thường.
2.2. Quyền của bên thuê vận chuyển (Điều 537 BLDS 2015)
Một là, yêu cầu bên vận chuyển chuyên chở tài sản đến đúng địa điểm, thời điểm đã thỏa thuận
Khi hai bên đã giao kết hợp đồng, bên cạnh việc bên thuê vận chuyển thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc luật định thì bên thuê vận chuyển có quyền yêu cầu bên vận chuyển chuyên chở tài sản đến đúng địa điểm, thời điểm đã thỏa thuận.
Hai là, trực tiếp nhận tài sản hoặc chỉ định người thứ ba nhận lại tài sản đã thuê vận chuyển
Khi tài sản được chuyên chở đến địa điểm mà hai bên đã thỏa thuận, bên thuê vận chuyển có quyền trực tiếp nhận tài sản hoặc chỉ định người thứ ba nhận lại tài sản đã thuê vận chuyển.
Để được tư vấn cụ thể hơn bởi đội ngũ Luật sư giỏi. Hãy liên hệ chúng tôi ngay.