Nền kinh tế ngày càng phát triển, thế chấp tài sản nhu cầu thiết yếu của cá nhân, tổ chức. Thế chấp tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự khi cá nhân hoặc tổ chức thực hiện hoạt động vay vốn tại các tổ chức tín dụng. Quyền và nghĩa vụ cảu người thứ ba giữ tài sản thế chấp được rất nhiều khách hàng quan tâm. Vì vậy, Luật sư Thủ Đức thông tin đến quý khách các vấn đề liên quan đến vấn đề thông qua bài viết dưới đây.
1. Thế chấp tài sản là gì?
Theo Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015, thế chấp tài sản là việc một bên (gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (gọi là bên nhận thế chấp).
Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
2. Quyền và nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sản thế chấp
2.1. Quyền của người thứ ba giữ tài sản thế chấp
Tại Khoản 1 Điều 324 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quyền của người thứ ba giữ tài sản thế chấp như sau:
” 1. Người thứ ba giữ tài sản thế chấp có các quyền sau đây:
a) Được khai thác công dụng tài sản thế chấp, nếu có thỏa thuận;
Trường hợp có thỏa thuận với bên thế chấp thì người thứ ba được phép khai thác công dụng của tài sản thế chấp. Nếu trong thời hạn gửi tài sản khi tiếp tục khai thác, sử dụng mà có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp thì phải dừng việc khai thác sử dụng tài sản thế chấp.
Tài sản thế chấp do người thứ ba giữ, thì người thứ ba không được sử dụng tài sản. Trường hợp có thỏa thuận với bên thế chấp thì người thứ ba được sử dụng tài sản thế chấp trong thời hạn giữ tài sản, nhưng không được làm hư hỏng, giảm giá trị tài sản. Khi sử dụng tài sản, hoa lợi lợi tức thu được từ tài sản sẽ được xử lý theo thỏa thuận với bên thế chấp như hoa lợi thu được bù trừ vào tiền giữ tài sản hoặc hợp đồng giữ tài sản không có đền bù thì có thể cho phép người thứ ba khai thác, sử dụng tài sản…
b) Được trả thù lao và chi phí bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Trong thị trường dịch vụ gửi giữ phát triển ở mọi nơi như hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu gửi hàng hóa của các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình, vì vậy hợp đồng gửi giữ thường có đền bù. Trường hợp người thứ ba không làm dịch vụ giữ tài sản, thì hợp đồng gửi giữ có đền bù hay không phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên. Nếu có thỏa thuận về thù lao giữ tài sản thì người thứ ba có quyền yêu cầu người gửi tài sản trả thù lao. Nếu trong thời hạn giữ tài sản mà người thứ ba phải chi phí cần thiết để bảo quản tài sản thì có quyền yêu cầu người gửi tài sản thanh toán. “
2.2. Nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sản thế chấp
Tại Khoản 2 Điều 324 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sản thế chấp như sau:
“2. Người thứ ba giữ tài sản thế chấp có các nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp; nếu làm mất tài sản thế chấp, làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp thì phải bồi thường;
Người thứ ba giữ tài sản thế chấp có nghĩa vụ của người giữ theo quy định của hợp đồng gửi giữ. Phải bảo quản tài sản không được làm hư hỏng, mất mát tài sản. Nếu vi phạm nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn tài sản, làm mất tài sản, giảm sút giá trị của tài sản thế chấp, thì phải bồi thường thiệt hại.
b) Không được tiếp tục khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu việc tiếp tục khai thác có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp;
c) Giao lại tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp hoặc bên thế chấp theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.’
Trường hợp bên thế chấp thực hiện xong nghĩa vụ hoặc tài sản thế chấp bị xử lý, thì người thứ ba phải giao tài sản thế chấp cho bên thế chấp hoặc bên nhận thế chấp để xử lý tài sản.
Để được tư vấn bởi đội ngũ Luật sư giỏi, hãy liên hệ chúng tôi ngay.