Tư vấn Luật – Luật sư Thủ Đức: Thẫm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Thẫm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Thẫm quyền của Tòa án nhân dân trong giải quyết tranh chấp đất đai là câu hỏi mà rất nhiều người gặp vướng mắc khi muốn thực hiện khởi kiện tranh chấp đất đi. Họ thường băn khoăn rằng UBND hay Tòa án nhân dân mới là cơ qua giải quyết tranh chấp cho họ.
Căn cứ:
Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015
Nội dung tư vấn
Mô hình hệ thống tòa án mà Việt Nam áp dụng là mô hình hệ thống tòa án được tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ. Cụ thể:
Tòa án nhân dân cấp huyện đối với với đơn vị hành chính cấp huyện.
Tòa án nhân dân cấp tỉnh đối với với đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Tòa án nhân dân cấp cao tại những thành phố lớn, phân bổ theo các khu vực địa lý (Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM, Cần Thơ)
Tòa án nhân dân tối cao ở trung ương.
Đối với thẩm quyền xét xử sơ thẩm các tranh chấp đất đai thì trong các cấp tòa án vừa nêu chỉ có tòa án nhân dân cấp huyện là có thẩm quyền này.
Tuy nhiên, trước khi nộp đợ khởi kiện tại Tòa án, ta phải là dõ trường hợp của mình có bắt buộc giải quyết ở Ủy bạn nhân dân hay không?
Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:
“1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
…”
Như vậy, trong trường hợp hai bên không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên bạn có thể gửi đơn kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền hoặc nộp đơn yêu cầu đến UBND huyện yêu cầu giải quyết tranh chấp. Còn nếu đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải giải quyết tại Tòa án. Khi đó các bạn nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện.
Hy vọng bài viết hữu ích cho các bạn.
ViLaKey Thủ Đức./