Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là gì?
Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là sự thỏa thuận của những người thừa kế để phân chia di sản, quyền và nghĩa vụ các bên, cách thức phân chia di sản và việc thỏa thuận đó phải được lập thành văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
Thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
2.1. Các bước thỏa thuận
Bước 1: Họp mặt những người thừa kế:
Khi thời điểm mở thừa kế bắt đầu có nghĩa là từ khi người có tài sản chế thì những người thừa kế có quyền phân chia di sản. Việc phân chia di sản phải có mặt đầy đủ những người thừa kế.
Trường hợp không thể đến trực tiếp thì có thể ủy quyền cho người khác nhưng không phải là người trong diện được thừa kế. Việc ủy quyền này phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực.
Bước 2: Thỏa thuận phân chia di sản
Việc thỏa thuận phân chi di dản phải tuân thủ nguyên tắc bình đẳng, tự do ý chí, trung thực. Dựa trên các quy đinh của pháp luật và nguyện vọng của các bên mà việc phân chia thừa kế được tiến hành và thể hiện đầy đủ trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
2.2. Nội dung của văn bản thỏa thuận
Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế cần có những nội dung cơ bản:
- Họ, tên, số CMND/CCCD, địa chỉ thường trú của người thừa kế;
- Các thông tin về di sản thừa kế, đặc điểm diện tích, giấy tờ chủ sở hữu,..;
- Cam kết chung về việc phân chia di sản;
- Chữ ký của những người thừa kế và người làm chứng
2.3. Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản
Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.
Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu:
Trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.
Trường hợp thừa kế theo pháp luật:
Trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.
Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.
Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.
Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.
Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế vô hiệu
- Vi phạm nguyên tắc giao kết
- Người thừa kế hưởng quyền nhưng không thực hiện nghĩa vụ như thỏa thuận thì tranh chấp sẽ xảy ra.
- Việc không đúng, không đủ người thừa kế cũng như người tham gia thỏa thuận phân chia di sản thừa kế cũng dẫn tới văn bản vô hiệu.
- Ngưởi quản lý tài sản của người vắng mặt hoặc mất tích mặc dù không có quyền đại diện cho người người vắng mặt hoặc mất tích trong việc phân chia di sản mà người sau này cso quyền hưởng nhưng vẫn tham gia vào việc phân chia di sản dẫn đến văn bản thỏa thuận vô hiệu.
- Có sự vi phạm quy định của pháp luật về đại diện.
- Người được ủy quyền vượt quá phạm vi ủy quyền và vi phạm lợi ích của người ủy quyền.
- Vi phạm quyền của người được hưởng thừa kế khôn phụ thuộc vào nội dung di chúc.
- Những người thừa kế không thống nhất cách hiểu về nội dung di chúc và kiện ra Tòa để phân chia di sản.
- Xác định không đúng, không đủ khối di sản và phần được chia của mỗi người.
- Thòa thuận phân chia di sản vượt quá phần tài snar có quyền thỏa thuận phân chia.
- Phân chia di sản không thể thỏa thuận phân chia hoặc bị hạn chế phân chia.
Để được tư vấn cụ thể hơn về vấn đề này, vui lòng liên hệ ngay với Luật sư Thủ Đức. Chúng tôi với hệ thống Luật sư giàu kinh nghiệm như: Luật sư Đồng Nai, Luật sư Thủ Dầu Một, Luật sư Bến Cát