telegram
whatsapp
call
zalo
chat

Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh nhà hàng

  1. Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh nhà hàng áp dụng căn cứ pháp lý nào?

– Luật Doanh nghiệp năm 2020

– Luật an toàn thực phẩm năm 2010

– Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu

– Nghị định số 67/2013/NĐ-CP hướng dẫn kinh doanh thuốc lá ngày 27 tháng 6 năm 2013.

  1. Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh nhà hàng

Trước hết, cần thực hiện việc đăng ký kinh doanh tại cơ quan quản lý kinh doanh. Bởi ngành nghề kinh doanh nhà hàng yêu cầu một số các điều kiện khác bảo gồm:

+ Giấy chứng nhận đủ điều kiên vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm

+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chưa cháy

+ Giấy chứng nhận bán lẻ rượu nếu kinh doanh rượu tại nhà hàng

+ Xin cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ thuốc lá nếu có bán thuốc lá trong nhà hàng.

2.1. Thủ tục đăng ký kinh doanh nhà hàng

Cụ thể thủ tục xin giấy phép đăng ký kinh doanh nhà hàng như sau:

– Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh nhà hàng

– Nội dung như sau:

+ Tên hộ kinh doanh (trường hợp đăng ký theo mô hình hộ kinh doanh)

+ Địa chỉ địa điểm kinh doanh nhà hàng,

+ Ngành, nghề kinh doanh (cần ghi rõ “nhà hàng và các dịch vụ ăn uống);

+ Số vốn kinh doanh;

+ Thông tin đăng kí thuế;

+ Số lượng lao động;

+ Họ, tên, số và ngày cấp giấy CMND,

+ Địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình,

+ Bản sao tài liệu chứng minh tư cách pháp lý

2.2. Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

  • Chuẩn bị hồ sơ:

An toàn vệ sinh thực phẩm là thủ tục quan trọng nhất trong đăng ký kinh doanh nhà hàng. Theo Luật vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2010, tại Điều 36 quy định Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

– Bản thuyết minh cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;

– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

– Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm.

  • Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

– Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

Ngoài ra, Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định là 03 năm

Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Hãy liên hệ với Luật sư Thủ Đức ngay. Với đội ngũ Luật sư giỏi, chúng tôi rất mong được hỗ trợ quý khách.

Categories: Tư Vấn Pháp Luật

Tags: ,,

Leave A Reply

Your email address will not be published.