telegram
whatsapp
chat
zalo
call

Thủ tục hành chính là gì?

Thủ tục hành chính được nhiều cơ quan, tổ chức hay cá nhân thường xuyên thực hiện. Thủ tục hành chính là một trong những việc mà nhiều người quan tâm nhưng cũng có nhiều người khi nhắc đến cụm từ này thì vẫn chưa nắm rõ. Bài viết dưới đây Luật sư Thủ Đức sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thủ tục hành chính

1. Khái niệm

Thủ tục hành chính là cách thức và trình tự thực hiện thẩm quyền quản lí hành chính nhà nước của các chủ thể quản lí hành chính nhà nước và cách thức tham gia vào các công việc quản lí hành chính nhà nước của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong quản lí hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Nghị định 63/2010/NĐ-CP có quy định:

“Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức”.

2. Các đặc trưng của thủ tục hành chính

1) Thủ tục hành chính tuy do nhiều cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức thực hiện nhưng cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ, công chức thuộc những cơ quan này là chủ thể chủ yếu;

2) Thủ tục hành chính đo pháp luật hành chính quy định và có tính chất bắt buộc đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

3) Thủ tục hành chính có nhiều loại khác nhau:

4) Thủ tục hành chính gắn với công tác công văn, giấy tờ của Nhà nước.

Toàn bộ các quy phạm pháp luật về thủ tục hành chính tạo thành chế định thủ tục hành chính – chế định quan trọng của luật hành chính. Chỉ có các hoạt động quản lí hành chính nhà nước đã được quy phạm thủ tục hành chính điều chỉnh mới là thủ tục hành chính. Còn các hoạt động tổ chức – tác nghiệp cụ thể nào đó trong hoạt động quản lí hành chính không được các quy phạm thủ tục hành chính điều chỉnh thì không phải là thủ tục hành chính.

3. Phân loại thủ tục hành chính

Đối với mỗi tiêu chí khác nhau mà thủ tục hành chính được phân thành các loại khác nhau. Chẳng hạn:

– Phân chia theo lĩnh vực gồm có:

Thủ tục hành chính về hộ tịch (ví du: Thủ tục đăng ký khai sinh, thủ tục đăng ký kết hôn…)

Thủ tục về kinh doanh (thủ tục đăng ký hộ kinh doanh, thủ tục phá sản…).

– Nếu phân chia theo cơ quan thực hiện gồm có

Thủ tục hành chính cấp xã (gồm thủ tục đăng ký khai sinh không có yếu tố nước ngoài, thủ tục đăng ký kết hôn không có yếu tố nước ngoài…);

Thủ tục hành chính cấp huyện (gồm tục đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài, thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài..);

Thủ tục hành chính cấp tỉnh (xin lý lịch tư pháp…).

– Nếu phân chia theo quan hệ công tác sẽ chia thành:

Thủ tục hành chính nội bộ: thủ tục thực hiện các công việc nội bộ trong cơ quan Nhà nước, trong hệ thống cơ quan Nhà nước (Thủ tục ban hành quyết định quy phạm; Thủ tục ban hành quyết định nội bộ cá biệt; Thủ tục bổ nhiệm cán bộ…).

Thủ tục hành chính văn thư: gồm toàn bộ những thủ tục liên quan đến hoạt động xử lý, cung cấp, lưu trữ công văn giấy tờ và đưa ra các quyết định dưới hình thức văn bản để phục vụ giải quyết công việc…

Để được tư vấn luật cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.

Categories: Tư Vấn Pháp Luật

Tags: ,

Leave A Reply

Your email address will not be published.