Ngày nay tùy vào mục đích khác nhau mà rất nhiều cá nhân có nhu cầu tách sổ đỏ. Bài viết dưới đây của Luật sư Thủ Đức sẽ trình bày ngắn gọn về thủ tục tách sổ đỏ mới nhất hiện nay.
Sổ đỏ là gì?
Sổ đỏ, Sổ hồng là cách gọi phổ biến của người dân dựa theo màu sắc của từng loại Giấy chứng nhận. Tùy theo từng thời kỳ mà “Sổ đỏ”, “Sổ hồng” có tên gọi pháp lý khác nhau như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi chung là Giấy chứng nhận).
Tách sổ đỏ là gì?
Tách sổ đỏ là việc chia một mảnh đất đã có sổ đỏ thành nhiều mảnh đất khác với diện tích nhỏ hơn (vẫn đứng chủ cũ). Việc tách sổ phải đảm bảo đáp ứng các quy định của Luật Đất đai hiện hành về diện tích tối thiểu được tách thửa.
Điều này có nghĩa là, thửa đất còn lại sau khi tách thửa và thửa đất mới hình thành đều có diện tích không nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của pháp luật về tách thửa.
Trong trường hợp ngoại lệ, nếu diện tích đất sau khi tách thửa nhỏ hơn diện tích tối thiểu nhưng người sử dụng đất xin hợp thửa với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu thì vẫn được phép tách thửa, tách sổ đỏ.
Thủ tục tách sổ đỏ

- Bao gồm: Đơn đề nghị tách thửa và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện:
- Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
- Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;
- Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
- Thời hạn giải quyết: Kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, thời gian thực hiện thủ tục tách thửa không quá 20 ngày. Với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn được tăng thêm 15 ngày.
Thuế phải nộp khi tách sổ đỏ
Khi thực hiện thủ tục tách sổ đỏ, người dân cần nộp thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên theo Khoản 1, Điều 4, Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007, việc tách sổ đỏ trong các trường hợp sau được miễn thuế thu nhập cá nhân.
Tách sổ đỏ giữa chồng với vợ; giữa mẹ đẻ, cha đẻ với con đẻ; giữa mẹ nuôi, cha nuôi với con nuôi; giữa mẹ chồng, cha chồng với con dâu; giữa mẹ vợ, cha vợ với con rể; giữa bà nội, ông nội với cháu nội; giữa bà ngoại, ông ngoại với cháu ngoại; giữa anh, chị, em ruột với nhau.
Phí phải nộp khi tách sổ đỏ
Khi thực hiện thủ tục tách sổ đỏ, người dân cần nộp phí trước bạ nhà đất. Theo khoản 1, Điều 7, Nghị định 140/2016/NĐ-CP quy định, mức thu lệ phí trước bạ khi thực hiện thủ tục tách sổ đỏ bằng 0,5% giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng tách thửa.
Đồng thời, người dân phải nộp một số khoản lệ phí khác như phí công chứng, phí đo đạc, phí cấp Giấy chứng nhận…
Dịch vụ tư vấn tách sổ đỏ của Luật sư Thủ Đức
- Tư vấn pháp luật về tách thửa, hợp thửa
- Đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ tách thửa, hợp thửa tại cơ quan có thẩm quyền;
- Nhận và trả kết quả cho khách hàng.
Mọi thủ tục pháp lý liên quan đến thủ tục tách sổ đỏ Quý khách hàng vui truy cập Luật sư Thủ Đức hoặc liên hệ qua số điện thoại 0918 22 99 88 để được tư vấn nhanh nhất!