Ước tính, mỗi tháng, tại Việt Nam có đến hàng chục nghìn công ty mới được thành lập. Nhu cầu tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty là rất lớn. Trong bài viết dưới đây, Luật sư Thủ Đức sẽ hướng dẫn chi tiết về các bước thực hiện thủ tục này đối với mọi loại hình doanh nghiệp.
1. Khái niệm công ty TNHH
Công ty TNHH bao gồm công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên.
– Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức, cá nhân làm chủ sở hữu.
– Công ty TNHH hai thành viên trở lên: doanh nghiệp có từ 02-50 thành viên là tổ chức, cá nhân.
Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định.
Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
2. Thủ tục thành lập công ty TNHH
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ
Để thành lập, chỉ cần chuẩn bị bản sao CMND/CCD/hộ chiếu và các thông tin liên quan đến công ty.
Hồ sơ thành lập công ty TNHH
Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
Điều lệ doanh nghiệp;
Danh sách thành viên công ty (đối với công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên);
CMND/CC/hộ chiếu của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn;
Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với thành viên là tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức.
Quyết định góp vốn của thành viên là tổ chức.
Tài liệu khác trong các trường hợp đặc biệt;
Thời hạn hoàn thành thủ tục thành lập công ty TNHH
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
Bước 2: Công bố thông tin đăng ký thành lập công ty
Ngay khi nộp hồ sơ thành lập công ty TNHH thì người nộp hồ sơ cũng đồng thời nộp lệ phí công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp cùng hồ sơ thành lập công ty.
Do đó, ngay khi công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì cũng đồng thời được công bố thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Khắc dấu pháp nhân của công ty
Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các công ty cần thực hiện khắc con dấu để sử dụng cho các giao dịch (hoặc có thể sử dụng chữ ký số để thay cho con dấu).
Hiện nay công ty có quyền khắc nhiều con dấu mà không có bất kỳ hạn chế nào. Các con dấu của doanh nghiệp chỉ cần đảm bảo đồng nhất về mặt hình thức và có thông tin tên, mã số doanh nghiệp.
Theo Điều 43 của Luật Doanh nghiệp 2020, các công ty được tự quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung của con dấu.
Hiện nay sau khi khắc dấu cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, công ty TNHH tự quản lý con dấu mà không phải thực hiện thủ tục đăng bố cáo con dấu như trước đây. Trừ trường hợp các loại hình kinh doanh đặc thù con dấu do cơ quan công an cấp.
Lưu ý: Trước đây, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định các công ty phải thực hiện thủ tục công bố mẫu dấu của công ty trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 hiện nay đã bãi bỏ quy định này. Do đó, các công ty sau khi thành lập không còn phải làm thủ tục công bố mẫu dấu công ty.
Bước 4: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Sau khi hoàn tất thủ tục thành lập công ty và được cấp GCN đăng ký doanh nghiệp. Các công ty cần tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Nội dung cần công bố gồm các nội dung GCN đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:
Ngành, nghề kinh doanh;
Danh sách cổ đông sáng lập;
Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).
Thời hạn công bố: 30 ngày kể từ ngày được công khai.
Để được đội ngũ Luật sư giỏi tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay nhé