Thỏa ước lao động tập thể là gì? Thực hiện thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu cùng Luật sư Thủ Đức nhé!
1. Khái niệm thỏa ước lao động tập thể
– Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản.
Thỏa ước lao động tập thể gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và thỏa ước lao động tập thể khác.
– Thỏa ước lao động tập thể cấp doanh nghiệp là thỏa ước được ký kết giữa đại diện tập thể lao động của doanh nghiệp với người sử dụng lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động. thỏa ước tập thể lao động cấp doanh nghiệp có thể dưới những tên gọi khác nhau như thỏa ước tập thể cấp công ty, thỏa ước tập thể cấp cơ sở.
2. Thực hiện thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp
Thứ nhất, nghĩa vụ thực hiện thỏa ước lao động:
Người sử dụng lao động, người lao động, bao gồm cả người lao động vào làm việc sau ngày thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực, có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ thỏa ước lao động tập thể đang có hiệu lực
Thứ hai, trong một đơn vị lao động cơ sở, thỏa ước lao động tập thể là tài liệu có giá trị pháp lý cao nhất.
Trường hợp quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên trong hợp đồng lao động đã giao kết trước ngày thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực thấp hơn quy định tương ứng của thỏa ước lao động tập thể thì phải thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể. Quy định của người sử dụng lao động chưa phù hợp với thỏa ước lao động tập thể thì phải được sửa đổi cho phù hợp; trong thời gian chưa sửa đổi thì thực hiện theo nội dung tương ứng của thỏa ước lao động tập thể.
Khi thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực thì các bên trong quan hệ lao động có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các điều khoản đã được ghi nhận trong thỏa ước, đặc biệt là người lao động.
Thông thường, việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể được đặt dưới sự giám sát của công đoàn cơ sở, người sử dụng lao động và người lao động.
Để thực hiện thỏa ước lao động tập thể ở khía cạnh này thuận lợi và có hiệu quả, sự hợp tác giữa các bên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Trong quá trình áp dụng thỏa ước, có thể xuất hiện những tình huống hoặc sự kiện mà các bên chưa dự kiến hết dẫn đến những yếu tố không thuận lợi cho một trong hai bên trong việc thực hiện nghĩa vụ theo thỏa ước lao động tập thể. Trong trường hợp đó, mỗi bên phải cố gắng ở mức độ cao nhất đề khắc phục khó khăn, hỗ trợ cho bên kia hoàn thành nghĩa vụ của họ theo thỏa ước lao động tập thể.
Chứng minh cho “hiệu lực” của thỏa ước lao động tập thể, các hợp đồng lao động được ký kết trước khi thỏa ước lao động tập thể được ký kết mà quyền và nghĩa vụ của các bên thấp hơn so với thỏa ước lao động tập thể thì được thực hiện theo thỏa ước. Bởi thỏa ước được xây dựng dựa trên nền tảng thống nhất ý kiến của người sử dụng lao động và người lao động, được xem như một “hợp đồng tập thế” mà hợp đồng lao động cá nhân chỉ là một bộ phận trong đó.
Tương tự như vậy, tất cả các quy định khác trong đơn vị như nội quy lao động,…cũng phải được sửa đổi cho phù hợp với các quy định mới của thỏa ước lao động tập thể, nhằm tạo nên sự thống nhất trong hệ thống “luật nội bộ doanh nghiệp”, điều chỉnh hành vi của người lao động và người sử dụng lao động.
Thứ ba, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp trong thực hiện thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp.
Khi một bên cho rằng bên kia thực hiện không đầy đủ hoặc vi phạm thỏa ước lao động tập thể thì có quyền yêu cầu thi hành đúng thỏa ước lao động tập thể và các bên có trách nhiệm cùng xem xét giải quyết; nếu không giải quyết được, mỗi bên đều có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo quy định của pháp luật.
Vi phạm liên quan đến thực hiện thỏa ước lao động tập thể được thể hiện thông qua hành vi thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng với thỏa ước lao động. Thông thường, cách giải quyết đơn giản, không mất nhiều thời gian và tạo sự thiện chí là yêu cầu bên vi phạm thi hành đúng thỏa ước lao động tập thể và các bên có trách nhiệm cùng xem xét giải quyết. Tuy nhiên, cách này không có tính chặt chẽ và hiệu quả không cao, do đó, pháp luật dự trù quy định trong trường hợp không giải quyết được thì có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể.
Tranh chấp lao động liên quan đến việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể là tranh chấp về quyền, loại tranh chấp này có thể có tranh chấp lao động cá nhân hoặc tập thể.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là Hòa giải viên lao động. Hội đồng trọng tài lao động. Tòa án nhân dân.
Ngoài quy định về thực hiện thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp thông thường, Bộ luật lao động 2019 còn quy định về thực hiện thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập. Bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Đây là trường hợp đặc biệt trong tiếp tục sử dụng, thay đổi, sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể cũ hay không.
Để được tư vấn luật cụ thể chi tiết hơn, vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay.