telegram
whatsapp
chat
zalo
call

Tội phạm là gì?

Tội phạm là một khái niệm pháp lý được đề cập và định nghĩa cụ thể trong Bộ luật hình sự của nước ta. Đây là một khái niệm cơ bản được đề cập đến trong tất cả các bộ luật hình sự đã được ban hành của nước ta. Vậy tội phạm là gì? Cấu thành tội phạm như thế nào? Có bao nhiêu loại tội phạm? Đây là câu hỏi nhiều người đặt ra hiện nay mà không phải ai cũng trả lời được. Vậy hay theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư Thủ Đức để hiểu hơn về vấn đề này.

1. Tội phạm là gì?

Theo khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:

“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật Hình sự phải bị xử lý hình sự”.

Từ quy định trên, có thể hiểu một cách đơn giản, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có yếu tố lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt.

Theo đó, tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm gồm tính gây thiệt hại về mặt khách quan và yếu tố lỗi về mặt chủ quan, được xác định dựa trên các tiêu chí:

– Tính chất quan hệ xã hội bị xâm hại;

– Hậu quả của hành vi phạm tội gây ra;

– Tính chất và mức độ lỗi;

– Tính chất của động cơ và mục đích phạm tội.

2. Cấu thành của tội phạm là gì?

2.1 Khách thể của tội phạm:

Là quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ ,bị tội phạm xâm hại,gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại

2.2 Mặt khách quan của tôi phạm:

Là những biểu hiện của bên ngoài tội phạm.Mặt khách quan bao gồm các dấu hiệu: hành vi nguy hiểm cho xã hội ,hậu quả tác hại do tội phạm gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả do hành vi đó gây ra ; thời gian, địa điểm; công cụ phương tiện thực hiện tội phạm. v.v

2.3 Mặt chủ quan của tội phạm:

Là những biểu hiện bên trong của tội phạm,là thái độ tâm lý của người phạm tội.Mặt chủ quan của tội phạm gồm các dấu hiệu lỗi,động cơ, mục đích cuả tội phạm.

2.4 Chủ thể của tội phạm:

Là con người cụ thể thực hiện hành vi phạm tội ,mà theo quy định của Luật Hình sự họ phải chịu trách nhiệm về hành vi đó.Chủ thể của tội phạm phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật Hình sự

3. Phân loại tội phạm

– Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:

3.1 Tội phạm ít nghiêm trọng:

Là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn. Mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

3.2. Tội phạm nghiêm trọng

Là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn. Mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;

3.3. Tội phạm rất nghiêm trọng

Là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn. Mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;

3.4. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn. Mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định. Đối với tội này là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

Để được tư vấn luật cụ thể hơn về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.

Categories: Tư Vấn Pháp Luật

Tags: ,

Leave A Reply

Your email address will not be published.