telegram
whatsapp
call
zalo
chat

Tranh chấp hợp đồng vay tài sản

Trong xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của cá nhân và tổ chức, hàng ngày đều có rất nhiều loại hợp đồng được ký kết. Trong đó, hợp đồng vay tài sản là loại hợp đồng tương đối phổ biến và thông dụng. Tuy nhiên, khi các bên ký kết hợp đồng sẽ không tránh khỏi việc tranh chấp. Sau đây, Luật sư Thủ Đức xin gửi tới bạn cách giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản.

1. Tranh chấp hợp đồng vay tài sản là gì?

Căn cứ pháp lý: Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 quy đinh:

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Do đó, tranh chấp hợp đồng vay tài sản thường là việc các bên trong hợp đồng vay phát sinh mâu thuẫn về quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng như: bên vay không trả lãi, không trả đủ tiền cho bên cho vay hoặc bên cho vay cho vay với lãi suất cao.

2. Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng vay tài sản

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.

Cơ sở pháp lý:  Điều 429 Bộ luật dân sự 2015, Điều 184 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

3. Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản

    • Hồ sơ giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản:

Căn cứ pháp lý: Điều 189, 91, 93 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định

  • Đơn khởi kiện: đơn phải thỏa mãn nội dung theo Điều 189 BLTTDS 2015
  • CMND hoặc hộ khẩu của người khởi kiện, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/đăng ký hoạt động
  • Tài liệu liên quan tới nội dung vụ việc như hợp đồng hoặc văn bản tài liệu có giá trị như một giao dịch vay tài sản, tài liệu, chứng minh việc thực hiện nghĩa vụ của bên vay, chứng minh sự vi phạm nghĩa vụ thanh toán gốc và lãi trong hạn của bên vay, …
  • Trình tự, thủ tục

Căn cứ pháp lý: Điều 190, 191, 203 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy đinh:

– Tổ chức, cá nhân làm đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Trong thời hạn 5 ngày làm việc Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện và ra một trong các quyết định: yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; tiến hành thủ tục thụ lý vụ án; chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện; trả lại đơn khởi kiện.

 – Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây: Yêu cầu người khởi kiện sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện. Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn. Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác. Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

– Tòa án sẽ xem xét những tài liệu, chứng cứ, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.

– Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tạm ứng án phí, đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp, đương sự nộp lại biên lai thu tiền cho Tòa án, tòa án thụ lý việc dân sự hoặc vụ án dân sự kể từ khi nhận được biên lai này.

– Thời hạn  chuẩn bị xét xử của Tòa án là 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì được gia hạn thêm 2 tháng

– Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

4. Thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Căn pháp lý: Điều 39, 35, 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Khi xảy ra tranh chấp hợp đồng dân sự về vay tài sản, các bên nên thương lượng với nhau để giải quyết vấn đề. Trong trường hợp không thỏa thuận được, các bên có thể nộp đơn khởi kiện dân sự yêu cầu Tòa án giải quyết.

Các bên có thể tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án cấp huyện nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức. Nếu không có thỏa thuận thì Tòa án cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.

Trường hợp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

Để được tư vấn và hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy liên hệ với Luật sư Thủ Đức . Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực pháp luật. Chúng tôi chuyên tư vấn và thực hiện các thủ tục pháp lý như: các vụ việc, vụ án dân sự, hành chính, lao động…

Xem thêm: Tách thửa khi mua đất chung sổ

Categories: Tư Vấn Pháp Luật

Tags:

Leave A Reply

Your email address will not be published.