1. Khái niệm tranh chấp lao động
Là tranh chấp về quyền/nghĩa vụ/lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động. Tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau. Tranh chấp phát sinh từ quan hệ có quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
2. Quy định về tranh chấp lao động
Dựa theo các tiêu chí về chủ thể, nội dung mà được phân chia thành:
2.1. Căn cứ quy mô của tranh chấp:
- Tranh chấp cá nhân là tranh chấp xảy ra giữa một người lao động hoặc đại diện hợp pháp của người đó với người sử dụng lao động; Với doanh nghiệp, tổ chức đưa đi là người lao động làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại; Tranh chấp này thương phát sinh trong các vấn đề như tranh chấp về tiền lương, các điều kiện lao động hoặc tranh chấp về xử lý kỷ luật trái pháp luật, tranh chấp về chấm dứt hợp đồng lao động,…
- Tranh chấp tập thể là tranh chấp về quyền hoặc lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động. Hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động
2.2. Căn cứ vào nội dung tranh chấp:
Bộ luật Lao động 2019 quy đinh như sau:
– Tranh chấp lao động tập thể về quyền là những tranh chấp giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động. Một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động phát sinh trong các trường hợp:
- Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của thỏa ước lao động tập thể. Nội quy lao động, quy chế và thỏa thuận hợp pháp khác. Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của pháp luật.
- Khi người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động vì lý do thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động. Can thiệp, thao túng tổ chức đại diện người lao động. Vi phạm nghĩa vụ về thương lượng thiện chí.
– Tranh chấp về lợi ích là những tranh chấp phát sinh trên cơ sở người lao động hoặc tập thể người lao động dựa trên thực tế lao động sản xuất mà mong muốn những điều kiện tốt hơn hiện tại hoặc mong muốn những nội dung chưa thoả thuận trong hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể mà pháp luật chưa quy định hoặc trên mức quy định của pháp luật. Tranh chấp lao động tập thể gồm:
- Tranh chấp lao động phát sinh trong quá trình thương lượng tập thể;
- Khi một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời gian theo quy định của pháp luật.
2.3. Căn cứ vào đối tượng tranh chấp
Có thể phân chia thành nhiều loại: tranh chấp về tiền lương, tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động, tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động,…
2.4. Căn cứ vào phạm vi tranh chấp
có thể phân chia thành tranh chấp trong quan hệ lao động và tranh chấp có liên quan đến lao động.
Tranh chấp liên quan đến lao động bao gồm một số tranh chấp như: Tranh chấp về học nghề, tập nghề. Tranh chấp về cho thuê lại lao động. Tranh chấp về quyền công đoàn, kinh phí công đoàn. Tranh chấp về an toàn lao động, vệ sinh lao động,…
Ngoài ra, còn có thể phân chia thành tranh chấp phải thông qua hoà giải hoặc tranh chấp không phải thông qua hoà giải,…
Nếu bạn còn thắc mắc về điều gì thì hãy liên hệ với Luật sư Thủ Đức để được đội ngũ Luật sư giỏi hỗ trợ bạn.