telegram
whatsapp
chat
zalo
call

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Tranh chấp lao động cá nhân là loại tranh chấp khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, khi gặp phải vấn đề này, không phải ai cũng hiểu rõ về các quy trình thực hiện. Vậy trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được thực hiện ra sao? Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân? Hãy cùng Luật sư Thủ Đức tìm hiểu qua bài đăng dưới đây.

1. Tranh chấp lao động là gì?

Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động. Ttranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau. Tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

2. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Bước 1:

– Thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết.

– Thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận yêu cầu, hòa giải viên lao động phải kết thúc hòa giải.

– Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải.

– Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp các bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.

– Trường hợp không thỏa thuận được, hòa giải viên đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải viên lập biên bản hoà giải thành.

– Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.

– Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hoà giải viên lao động.

– Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.

Bước 2:

Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.

3. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết cá nhân là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời hạn quy định tại Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.

Để được tư vấn cụ thể, chi tiết hơn bởi đội ngũ Luật sư giỏi, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.

Categories: Tư Vấn Pháp Luật

Tags: ,

Leave A Reply

Your email address will not be published.