telegram
whatsapp
call
zalo
chat

Xây dựng quan hệ lao động theo quy định hiện nay

Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể. Vậy cần làm gì để xây dựng quan hệ lao động và pháp luật quy định như thế nào về xây dựng quan hệ lao động hiện nay. Hãy cùng Luật sư Thủ Đức tìm hiểu nhé.

1. Quan hệ lao động là gì?

Theo khoản 5 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019:

Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm:

– Quan hệ lao động cá nhân.

– Quan hệ lao động tập thể.

2. Hình thức biểu hiện của quan hệ lao động

Hình thức biểu hiện của quan hệ lao động giúp người nghiên cứu có thể quan sát để phân tích mức độ hài hòa, ổn định của quan hệ lao động.

Thông thường, khi quan sát một hệ thống quan hệ lao động người ta sẽ quan sát các biểu hiện như sau:

  • Hình thức đại diện:

Bao gồm: Hình thức của các thiết chế đại diện cho người lao động và hình thức của các thiết chế đại điện cho người sử dụng lao động ở các cấp, hình thức của các thiết chế đại diện cho nhà nước.

  • Hình thức đối thoại:

Đó là cách thức tổ chức của các kênh đối thoại giữa các chủ thể. Các kênh đối thoại này có thể diễn ra ở các cấp độ dân chủ khác nhau như: Chia sẻ thông tin lẫn nhau, tham vấn và thương lượng.

  • Hình thức tiêu chuẩn lao động:

Tiêu chuẩn lao động cũng là một biểu hiện của quan hệ lao động. Các tiêu chuẩn lao động tại nơi là việc gồm: Pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, hợp đồng lao động, nội quy lao động, biên bản ghi nhớ, cam kết của lãnh đạo hay có thể là các bộ quy tắc ứng xử (COC).

  • Hình thức xung đột và giải quyết xung đột:

Tại mỗi nơi làm việc luôn tồn tại các xung đột giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Quan sát biểu hiện của các xung đột này có thể giúp đánh giá được tình trạng quan hệ lao động của doanh nghiệp. Xung đột có thể biểu hiện và phát triển đến các cấp độ xử lý khác nhau như: Mâu thuẫn, khiếu nại, tranh chấp, hoà giải, trọng tài, xét xử, đình công, đình xưởng (bế xưởng).

3. Xây dựng quan hệ lao động

Việc xây dựng quan hệ lao động được quy định tại Điều 7 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

– Quan hệ lao động được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thỏa thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.

– Người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và người lao động, tổ chức đại diện người lao động xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định với sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Công đoàn tham gia cùng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định; giám sát việc thi hành quy định của pháp luật về lao động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

– Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động khác được thành lập theo quy định của pháp luật có vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.

Để hiểu hơn về vấn đề này cũng tư được tư vấn luật cụ thể. Hãy liên hệ với Luật sư Thủ Đức ngay nhé

Categories: Tư Vấn Pháp Luật

Tags: ,

Leave A Reply

Your email address will not be published.