telegram
whatsapp
call
zalo
chat

Cầm cố tài sản là gì?

Cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật là một hình thức đảm bảo để thực hiện nghĩa vụ, theo đó bên cầm cố giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Vậy Cầm cố tài sản là gì? Pháp luật quy định ra sao về vấn đề này? Hãy cùng Luật sư Thủ Đức tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1. Cầm cố tài sản là gì?

Cầm cố tài sản là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thanh toán của bên vay. Cụ thể, cầm cố tài sản là việc một bên(sau đây gọi chung là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi chung là bên nhận cầm cố) nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Khái niệm này được quy định cụ thể tại Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015.

2. Hiệu lực của cầm cố tài sản:

– Ngoài những trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Mọi hợp đồng giao kết đều được xem là có hiệu lực từ thời điểm hợp đồng được các bên giao kết.

–  Về hiệu lực đối kháng với người thứ ba:

Thông thường, thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng của cầm cố tài sản được quy định là từ thời điểm tài sản được đưa ra cầm cố thuộc về quyền giữ, quản lí của bên cầm cố. Riêng với trường hợp tài sản cầm cố là bất động sản thì có sự quy định khác biệt, thời điểm phát sinh hiệu lực là từ thời điểm đăng ký.

3. Về thời hạn cầm cố tài sản:

Điều 329 Bộ luật dân sự 2005 quy định:

“Thời hạn cầm cố tài sản do các bên tự thỏa thuận, trong trường hợp không có thỏa thuận thì thời hạn cầm cố được tính cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố”.

Trong Bộ luật dân sự 2015 không có điều luật riêng quy định về thời hạn cầm cố tài sản nhưng thời hạn cầm cố vẫn được xác định thông qua các quy định về quyền, nghĩa vụ của bên cầm cố và bên nhận cầm cố. Theo đó, hợp đồng cầm cố tài sản chấm dứt kể từ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác hoặc trường hợp bên nhận cầm cố hủy hợp đồng cầm cố tài sản theo quy định của luật.

4. Chấm dứt cầm cố tài sản và trả lại tài sản cầm cố:

– Cầm cố tài sản chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt,

+ Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác,

+ Tài sản cầm cố đã được xử lý,

+ Chấm dứt theo sự thỏa thuận của các bên.

– Khi chấm dứt cầm cố tài sản theo quy định. Hoặc theo thỏa thuận giữa các bên thì bên nhận cầm cố trả lại lại tài sản cầm cố và các giấy tờ có liên quan đến tài sản cầm cố đó. Ngoài ra, hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật quy định khác.

Để được tư vấn cụ thể bởi đôi ngũ Luật sư giỏi, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.

Categories: Tư Vấn Pháp Luật

Tags: ,

Leave A Reply

Your email address will not be published.